Dầu tiếp tục tăng trong bối cảnh căng thẳng ở Trung Đông, hy vọng thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung
Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 34 US cent hay 0,6% lên 62,48 USD/thùng, phiên trước dầu này tăng 2%. Dầu thô WTI của Mỹ tăng 44 US cent hay 0,8% lên 54,34 USD/thùng, giá tăng 3,8% trong phiên trước.
Trên Twitter, Tổng thống Mỹ Donals Trump cho biết đang bắt đầu chuẩn bị để ông gặp riêng Chủ tịch Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka trong tuần tới. Điều đó diễn ra sau khi các cuộc đàm phán để đạt được một thỏa thuận về thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bị phá vỡ vào tháng trước, sau khi Washington cáo buộc Trung Quốc rút lại các cam kết đã đồng ý trước đó.
Sự tương tác giữa 2 phía kể từ đó đã bị hạn chế và Trump đã liên tục đe dọa áp thêm thuế với các sản phẩm của Trung Quốc trong một leo thang mà các doanh nghiệp tại cả hai quốc gia muốn tránh.
Edward Moya, một nhà phân tích thị trường tại OANDA, New York cho biết “nhu cầu dầu thô toàn cầu nhận được một sự hỗ trợ do dự đoán các cuộc đàm phán thương mại đang có một số dấu hiệu tích cực sau bài trên twitter của Tổng thống Trump”.
Căng thẳng tại Trung Đông sau cuộc tấn công vào tàu chở dầu tuần trước vẫn ở mức cao, Tổng thống Trump cho biết ông đã chuẩn bị một hành động quân sự để ngăn cản Iran có bom hạt nhân nhưng để ngỏ liệu ông có sử dụng vũ lực để bảo vệ nguồn cung dầu vùng Vịnh không.
Những lo ngại về cuộc đối đầu giữa Iran và Mỹ đã xảy ra kể từ khi cuộc tấn công tàu chở dầu vào ngày 13/6/2019, mà Washington đã đổ lỗi cho Tehran. Iran đã phủ nhận sự liên quan.
Iran cho biết trong tuần này sẽ phá vỡ thỏa thuận quốc tế hạn chế trữ lượng uranium làm giàu cấp độ thấp trong vòng 10 ngày, ngoài ra các quốc gia Châu Âu vẫn có thời gian để cứu thỏa thuận hạt nhân mang tính bược ngoặt này.
Mỹ đang triển khai thêm khoảng 1.000 quân tới Trung Đông trong những gì Washington cho biết nhằm mục đích phòng vệ, với lý do những lo ngại về mối đe dọa từ Iran.
Các nhà đầu tư cũng đợi cuộc họp giữa OPEC và các nhà sản xuất khác gồm cả Nga để quyết định liệu có gia hạn hiệp ước hạn chế sản lượng kết thúc trong tháng này không.
OPEC và các quốc gia bên ngoài đang bàn luận việc tổ chức cuộc họp này vào ngày 10 - 12 tháng 7 tại Vienna, những ngày này được Iran đề xuất.
Dự trữ dầu thô cao tại Mỹ, một phần do sản xuất trong nước tăng cao, cũng là yếu tố đè nặng lên thị trường. Dự trữ dầu thương phẩm Mỹ đã lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2017 và tăng 8% so với mức trung bình 5 năm vào thời điểm này. Viện Dầu mỏ Mỹ cho biết dự trữ dầu thô của quốc gia này cũng giảm 812.000 thùng trong tuần trước xuống 482 triệu thùng.
Khí tự nhiên của Mỹ giảm xuống gần mức thấp nhất 3 năm bất chấp dự báo ấm hơn
Khí tự nhiên của Mỹ giảm xuống gần mức thấp nhất 3 năm trong phiên 18/6 sau khi không phá vỡ được mức kháng cự kỹ thuật trong phiên trước, bất chấp các dự báo xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng LNG tăng cao và thời tiết ấm hơn trong tuần tới.
Các nhà phân tích cho biết thời tiết ấm hơn thúc đẩy lượng điện tiêu thụ của các nhà máy điện khí. Các thương nhân lưu ý lĩnh vực điện sẵn sàng sử dụng thêm khí đốt vì giá thấp và khiến các nhà máy điện đốt khí rẻ hơn so với nhà máy đốt than.
Khí tự nhiên kỳ hạn tháng 7/2019 trên sàn giao dịch hàng hóa New York giảm 5,8 US cent hay 2,4% đóng cửa tại 2,328 USD/mmBtu, gần với mức đóng cửa 2,324 USD/mmBtu vào ngày 6/6/2019, thấp nhất kể từ 31/5/2019.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 19/6/2019
Mặt hàng
|
Đơn vị tính
|
Giá hiện nay
|
+/-
|
Thay đổi so với 1 ngày trước
|
Thay đổi so với 1 năm trước
|
Dầu WTI
|
USD/thùng
|
53,9963
|
0,06
|
0,11 %
|
-18,48%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
62,1074
|
-0,05
|
-0,08 %
|
-16,91%
|
Khí tự nhiên
|
USD/mmBtu
|
2,3316
|
0,008
|
0,34 %
|
-21,30%
|
Xăng
|
USD/gallon
|
1,7284
|
0,0042
|
0,24 %
|
-14,60%
|
Dầu đốt
|
USD/gallon
|
1,8306
|
-0,0006
|
-0,03 %
|
-13,15%
|
Nguồn: VITIC/Reuters