Cục Xúc tiến Thương mại Bangladesh (EPB) đang tìm kiếm những thị trường tiềm năng mới cho ngành quần áo may sẵn để thúc đẩy tăng trưởng của lĩnh vực này.

Phó chủ tịch EPB, Jalal Ahmed, cho biết: “Chúng tôi chủ yếu phụ thuộc vào Mỹ và châu Âu trong việc xuất khẩu quần áo. Hiện chúng tôi đang tìm kiếm những thị trường mới như Brazil, Nga, Australia, Nam Phi và Hàn Quốc để tạo động lực mới cho ngành may mặc”.

Ông Ahmed cho biết ngoài những nước kể trên, Ấn Độ và Trung Quốc đang trở thành những thị trường tiềm năng với tỷ lệ xuất khẩu hàng dệt kim và các sản phẩm dệt đang tăng nhanh.

Nhìn vào những năm 1980 – giai đoạn lĩnh vực dệt Bangladesh mới bắt đầu phát triển, ngành này chủ yếu chỉ gia công cho nước ngoài, chứ hầu như chưa tự làm được gì. Nhưng nay trong lĩnh vực dệt có tới 40% là tự sản xuất và thiết kế và may, còn lĩnh vực dệt kim thì tỷ lệ này lên tới 60-70%.

Ông Ahmed cho biết: “Ngành may mặc nước này còn phải mất nhiều thời gian nữa mới có chỗ đứng quan trọng trên thị trường thế giới. Cho đến nay, ngành này vẫn chủ yếu là may gia công. Những khách hàng tiêu thụ quần áo lớn trên thế giới đang kỳ vọng Bangladesh như một quốc gia có khả năng cung cấp những vật liệu chất lượng tốt với thời hạn nhanh nhất”.

Mostafa K Mujeri, tổng giam đốc Viện Nghiên cứu Phát triển Bangladesh cho biết Bangladesh có lợi thế trên thị trường quần áo thế giới sau khi nới lỏng Hiệp định đa sợi (MFA), và chi phí lao động ở các nước phát triển bắt đầu tăng.

"Chúng tôi có để làm cho sản phẩm của chúng tôi hấp dẫn đối với Trung Quốc để tiếp nhận các cơ hội ở thị trường may mặc khổng lồ này. Chúng tôi cần phải cải thiện cơ sở điện, khí đốt và cơ sở hạ tầng để đạt được mục tiêu này ", ông Mujeri nói.

Mustafizur Rahman, giám đốc điều hành Trung tâm Đối thoại chính sách, cho biết ngành công nghiệp may mặc đã mang lại thành công lớn cho Bangladesh và nêu 3 lý do đem lại sự thành công này đó là: các nhà doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ của chính phủ và người lao động.

(T.H - The Daily Star)