Năm ngoái, Trung Quốc xuất khẩu 1,43 nghìn tỷ USD, giảm nhẹ so với Đức là 1,47 nghìn tỷ USD. Song WTO dự kiến mặc dù mậu dịch thương mại toàn cầu giảm 10% trong năm nay, Trung Quốc có khả năng sẽ vượt Đức trở thành nước xuất khẩu hàng hoá lớn nhất thế giới do nước này vẫn thu được nhiều lợi nhuận nhờ kinh tế phục hồi nhanh.
Trong tháng 6/2009, xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm 21,4% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm 5% so với tháng 5/2009. Nhập khẩu  chỉ giảm 13,2% so với mức giảm 25,2% trong tháng trước đó chủ yếu do tiêu thụ và  đầu tư nội địa gia tăng.
Nếu kinh tế thế giới hồi phục nhờ kinh tế Trung Quốc hồi phục mạnh như dự kiến thì tỷ lệ giảm xuất khẩu của Trung Quốc sẽ còn tiếp tục bé hơn nữa trong nửa cuối năm nay. Do vậy, sẽ không có gì ngạc nhiên khi các nhà xuất khẩu Trung Quốc vẫn duy trì được thị phần của họ trong mậu dịch toàn cầu.
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm 2 con số trong vài năm qua đã đưa Trung Quốc phát triển mạnh về hướng mậu dịch ngoại thương. Song suy thoái toàn cầu đã ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu.
Để hỗ trợ phát triển, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra gói khích thích kinh tế trị giá  586 tỷ USD và cho vay vốn ngân hàng lên mức kỷ lục để ngăn ngừa suy giảm xuất khẩu. Và dự kiến về tăng trưởng tại Trung Quốc- nước xuất khẩu lớn nhất thế giới đã củng cố lòng tin cho các nhà xuất khẩu trong bối cảnh suy thoái hiện nay.
Song điều này không có nghĩa là các nhà xuất khẩu Trung Quốc sẽ giảm tốc trong việc  “tấn công” thị trường nội địa. Sự phục hồi mạnh mẽ xuất khẩu của Trung Quốc phụ thuộc chủ yếu vào kinh tế của các nước đã phát triển. Điều này có nghĩa là còn quá sớm để các nhà xuất khẩu Trung Quốc đặt tất cả “trứng” của họ trong một giỏ. Thay vào đó, họ sẽ khai thác sâu hơn thị trường nội địa.
Các nhà xuất khẩu đã chuyển sự chú ý của họ vào thị trường nội địa do khủng hoảng kinh tế toàn cầu và số lượng hợp đồng nước ngoài giảm sút. Với một số sự giúp đỡ của chính phủ, một vài người trong số họ thậm chí đã tìm được chỗ đứng trên thị trường nội địa. Một số khác đang cố gắng thu hút sự chú ý của các đại lí bán lẻ và đáp ứng nhu cầu của khách tiêu dùng nội địa đối với các sản phẩm dành cho xuất khẩu.
Một khi kinh tế Trung Quốc hồi phục, điều này chắc chắn sẽ xẩy ra chỉ là sớm hay muộn, tiêu thụ nội địa sẽ tăng hơn nữa.
Một chuyên gia kinh tế cho biết “Chúng tôi đã nhìn thấy nhu cầu dồn nén như thế nào, đã đẩy tăng số lượng bán xe ô tô, đây sẽ là bài học đối với các nhà xuất khẩu đang cố gắng kiếm chác được nhờ bùng nổ đợt tiêu dùng sắp tới, công việc mà ngày càng nhiều thương nhân nước ngoài  đang theo đuổi”.
Các nhà xuất khẩu Trung Quốc biết rằng người tiêu dùng trong nước đang sẵn sàng mở hầu bao của họ cho các mặt hàng chất lượng tốt, tiêu chuẩn xuất khẩu (giá rẻ hơn các hãng nổi tiếng nước ngoài).
  Các nhà xuất khẩu cần phải  tăng thị phần của họ trên thị trường nội địa do đây là thị trường tiền năng và chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng tại một số nước.

Nguồn: Vinanet