Theo các chuyên gia về nông nghiệp và lương thực, hiện tại người tiêu dùng ở các nước đang phát triển có xu hướng sử dụng nhiều rau và trái cây hơn trong các bữa ăn của họ.

Nếu như những năm 1980, tiêu thụ rau sụt giảm trầm trọng thì kể từ năm 2000, doanh số bán rau đã tăng rất nhanh. Trong khi đó, doanh số bán trái cây lại liên tục tăng kể từ những năm 1980.

Trong số các nước đang phát triển thì phải kể đến Trung Quốc, người tiêu dùng nơi đây không chỉ ăn thịt và uống sữa mà họ còn sử dụng nhiều rau và quả. Trong vòng 16 năm trở lại đây, tiêu thụ trái cây tính theo đầu người ở nước này đã tăng gấp đôi. Trong khi tiêu thụ sữa chỉ khoảng 13,5 kg/người/năm, bằng ¼ mức bình quân của toàn thế giới.

Các nhà phân tích cho rằng, mặc dù người ta ngày càng ăn nhiều rau và trái cây nhưng cuộc khủng hoảng lương thực năm nay đã không ảnh hưởng tới các loại thực phẩm này do chúng không có liên quan nhiều đến các yếu tố làm giá tăng như nguyên vật liệu thô hay giá năng lượng. Nếu sản lượng rau quả bị sụt giảm thì chủ yếu là do phương pháp canh tác và sự phá hoại của sâu bọ.

Nguồn: Vinanet