Thông tin từ Bộ Thương mại Trung Quốc và Hiệp hội giày da Trung Quốc, trong tháng 4 tới, EU sẽ dỡ bỏ trưng thu 16,5% thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giày da Trung Quốc và Việt Nam.
Là một doanh nghiệp duy nhất kháng cáo trong 5 năm, cuối cùng O’Connel cũng sắp đón nhận những giây phút huy hoàng của sự thắng lợi.
Chủ nhiệm phòng sản xuất của Hiệp hội giày da Trung Quốc cho biết, Hội liên hiệp ngành giày EU (CEC) gần đây tuyên bố thông tin mới liên quan đến trường hợp xem xét lại vấn đề giày da. Thông báo cho hay: Hiệp liên hiệp ngành giày EU cùng Ủy ban châu Âu đã nhiều lần đàm phán, quyết định hủy bỏ việc tìm kiếm các biện pháp đang áp dụng đối với các mặt hàng giày da nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam và sẽ kết thúc việc xem xét biện pháp chống bán phá giá, đến ngày 31/ 3 sẽ hết thời hạn. Điều này cho thấy Hội liên hiệp ngành giày EU dự định hủy bỏ yêu cầu xem xét lại được trình lên vào cuối tháng 12/2010.
“Trên phương diện trình tự pháp luật của EU, điều này có nghĩa trong trường hợp không có khiếu nại trong ngành công nghiệp của EU, nếu EC không chủ động đưa ra việc xem xét lại thì biện pháp chống bán phá giá đối với giày Trung Quốc và Việt Nam sẽ chấm dứt vào ngày 31/03 năm nay. Thông tin này đối với các doanh nghiệp giày da Trung Quốc mà nói giống như một món quà lớn nhất trong năm mới”. Luật sư đại diện cho phía Trung Quốc tiến hành lý giải vấn đề này trên góc độ pháp luật EU.
Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ, EC cam kết sẽ kiểm tra tất cả các sản phẩm nhập khẩu giày da, để đảm bảo không xảy ra hành vi bán phá giá hay không công bằng, từ đó tránh gây ra tổn thất lần nữa đối với ngành sản xuất EU. Hội liên hiệp giày da EU cũng đang tìm kiếm sách lược toàn diện có thể bao gồm bán phá giá, hành vi thương mại bất công bằng và tiếp cận thị trường và quyền sở hữu trí tuệ.
Đây là một kết quả có lợi đối với ngành giày da Trung Quốc, điều này không thể tách rời sự phối hợp của WTO và việc kiên định kháng cáo của công ty O’Connel, đại diện các doanh nghiệp giày Trung Quốc. Do thái độ cứng rắn của chính phủ và các doanh nghiệp Trung Quốc, hơn nữa ý kiến nội bộ của các thành viên EU không thống nhất đã mang lại kết quả tốt đẹp ngày hôm nay. Trong buổi phỏng vấn, Luật sư đại diện cho phía Trung Quốc bày tỏ, sau khi thất bại ở phiên đầu, O’Concell tiếp tục kháng cáo, có thể thấy O’Connel đã đóng một vai trò quan trong toàn bộ quá trình; ông đại diện cho thái độ của các doanh nghiệp Trung Quốc đưa ra tiếng nói chính nghĩa, điều này đã khiến EC từ góc nhìn lâu dài phải xem xét lại và đưa ra quyết định.
Được biết, ngày 05/10/2006, EU đã thu thuế 16,5% thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giày da có xuất xứ từ Trung Quốc, thời hạn là 2 năm. Thời kỳ cuối năm 2008 tiến hành xem xét lần cuối, tháng 12/2009, EC một lần nữa quyết định kéo dài 15 tháng thuế chống bán phá giá, tức đến tháng 3/2011 hết thời hạn.

Nguồn: Tin nhanh hàng ngày