VINANET - Giá lương thực toàn cầu ổn định, mặc dù gần mức cao kỷ lục năm 2008, World Bank cho biết, khi ngân hàng này cảnh báo rằng một “tiêu chuẩn mới” thực phẩm đắt đỏ hơn đã được thiết lập và đe dọa tình trạng đói gia tăng và suy dinh dưỡng ở các khu vực nghèo hơn trên thế giới.

Trong một bản cập nhật báo cáo hàng quý “Food Price Watch”, World Bank cho biết sự vắng mặt “chính sách hoảng loạn”, như hạn chế xuất khẩu lương thực, đã giúp bình ổn giá hàng hóa kể từ khi giá tăng trong tháng 7.

“Ngay cả khi thế giới dường như đã ngăn chặn một cuộc khủng hoảng giá lương thực toàn cầu, một khả năng ngày càng tăng của “tiêu chuẩn mới” cao và bất ổn dường như được củng cố”, World Bank cho biết. “Thế giới không thể có khả năng để sử dụng hoặc thỏa mãn với giá lương thực tăng cao”.

Chỉ số giá lương thực của Ngân hàng thế giới (WB) cho thấy rằng trong khi giá vẫn ổn định nhưng vẫn cao hơn 7% so với năm trước.

Cụ thể, ngũ cốc tăng 12% so với một năm trước đây và thiết lập gần với mức cao nhất mọi thời đại trong một cuộc khủng hoảng giá lương thực toàn cầu năm 2008, khi các cuộc bạo động lương thực đã nổ ra ở châu Á và châu Phi. Hạn hán tồi tệ nhất trong hơn nửa thế kỷ ở khu vực vành đai trồng ngô Mỹ và khu vực giỏ lương thực Biển đen đã đẩy giá lúa mì và ngô toàn cầu tăng cao trong năm nay, tại cùng thời điểm kinh tế thế giới đã chậm lại và châu Âu bị nhấn chìm trong một khủng hoảng nợ.

Trong ngày 8/11, Tổ chức nông lương Liên hợp quốc có trụ sở tại Rome cho biết chỉ số lương thực, phương pháp thay đổi giá hàng tháng đối với một giỏ ngũ cốc, hạt có dầu, sữa, thịt và đường trung bình 213 điểm trong tháng 10, giảm 2 điểm so với tháng 9.

Cơ quan Liên hợp quốc ước tính khoảng 870 triệu người bị suy dinh dưỡng kinh niên. Xóa đói là 1 trong 8 mục tiêu của Liên hợp quốc. Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, hoặc MDG's, xóa đói giảm nghèo toàn cầu.

Ngân hàng thế giới kêu gọi các chính phủ tăng cường mạng lưới an sinh cho người nghèo nhất và đảm bảo rằng dinh dưỡng là yếu tố giúp đỡ các hộ gia đình nghèo.

“Nguồn tài nguyên, số liệu tốt hơn và lựa chọn chính sách tiếp tục cần chấm dứt nạn đói nghèo đối với 870 triệu dân đói nghèo trên thế giới”, ngân hàng cho biết.

Otaviano Canuto, phó chủ tịch ngân hàng thế giới để giảm nghèo và quản lý kinh tế, cũng kêu gọi các nước đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm gia tăng sản lượng lương thực, sẽ giúp giảm giá.

Ngân hàng thế giới và nước cho vay phát triển khác đã tăng tài trợ cho ngành nông nghiệp ở các nước đang phát triển, một lĩnh vực mà từ lâu đã được đầu tư. Khủng hoảng giá lương thực và năng lượng năm 2008, tuy nhiên, nhấn mạnh cần thiết đầu tư hơn trong sản xuất lương thực.

Tầng lớp trung lưu ngày một tăng ở những nước đang nổi phát triển nhanh chóng như Trung Quốc đã bổ sung gia tăng nhu cầu đối với cung cấp thực phẩm.

Nguồn: Internet