(VINANET) – Giá hàng hóa trên thị trường thế giới bước sang tuần thứ 3 liên tiếp giảm và chạm mức thấp nhất kể từ tháng 7/2009 trong phiên giao dịch 22/9 (kết thúc vào rạng sáng 23/9 giờ VN) do số liệu kinh tế thất vọng của Trung Quốc.

Chỉ số Hàng hóa Bloomberg (BCOM) theo dõi 22 mặt hàng giảm 0,7% xuống 118,652 điểm, thấp nhất kể từ tháng 7/2009, trước khi đạt 118,6568 điểm lúc 13h44 giờ Singapore.

Giá dầu thô giảm lần thứ 3 liên tiếp trong 4 phiên. Giá dầu Brent giao tháng 11 trên sàn ICE London giảm 0,6% xuống 97,85 USD/thùng, ghi nhận tháng thứ 3 giảm liên tiếp. Giá đậu nành trên sàn CBOT Chicago giảm 1,5% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2010 khi nông dân Mỹ bắt đầu thu hoạch vụ mùa kỷ lục. Giá nickel kỳ hạn trên sàn hàng hóa London giảm 4,6%  chạm mức thấp nhất 5 năm qua .

Giá hàng hóa đã giảm 12% trong quý III/2014, ghi nhận mức giảm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lou Jiwei hôm 21/9 cho biết, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chịu áp lực chậm lại. Theo khảo sát của Bloomberg, số liệu công bố vào 23/9 có thể thể cho thấy sản xuất của Trung Quốc chậm lại trong tháng thứ 2 liên tiếp.

Số liệu sơ bộ của HSBC và Markit Economics cho thấy, Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng Trung Quốc tháng 9 có thể giảm xuống 50 điểm từ 50,2 điểm trong tháng 8.

Giá hàng hóa quý III/2014 cũng giảm bởi đồn đoán Fed sẽ nâng lãi suất khiến USD tăng giá, làm tăng nhu cầu hàng hóa định giá bằng đồng bạc xanh này. Chỉ số USD của Bloomberg tăng 5,1%, mức tăng mạnh nhất từ 2011, và chạm mức cao nhất 4 năm vào ngày 18/9. Tuần trước, các quan chức Fed đã nâng dự đoán lãi suất của Mỹ lên 1,375% vào cuối năm 2015 so với 1,125% dự đoán hồi tháng 6.

Tại châu Âu, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) bắt đầu hoạt động tái cấp vốn dài hạn khi IPO lớn nhất lịch sử, Alibaba, ra mắt thị trường.

Kết quả cuộc thăm dò cho thấy đa số người dân Scotland vẫn muốn Scotland là một phần của Liên hiệp Vương quốc Anh. Sự khác biệt về các số liệu kinh tế giữa Mỹ và châu Âu và Nhật Bản đã khiến USD tăng giá tuần thứ 10 liên tiếp, là kỳ tăng giá dài nhất kể từ năm 1967.

Đồng USD tăng giá là điều bất lợi với giá hàng hóa, bởi đa số các mặt hàng trên thị trường thế giới tính theo USD, nên chúng trở nên đắt đỏ hơn với những nhà đầu tư nắm giữ các đồng tiền khác.

Bên cạnh đó, nguồn cung nhiều loại cây trồng tăng mạnh cũng gây áp lực giảm giá. Tuy nhiên, nguồn cung một số cây trồng có khả năng bị ảnh hưởng bởi dịch ebola đã lây lan sang 5 quốc gia Tây Phi, nguy cơ ảnh hưởng tới sản lượng của cacao của Bờ Biển Ngà. Tây Phi cũng là khu vực cung cấp một phần lớn cà phê cho thế giới.

Năng lượng

Dầu thô ngọt nhẹ (WTI) trên thị trường Mỹ gần đây thu hút khá nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, nguồn cung dồi dào gây áp lực lên giá. Kết quả là giá dầu thô WTI dao động quanh mức 90-95 USD/thùng, trong khi dầu Brent quanh mức 100 USD/thùng, có lúc chạm mức thấp nhất của năm 2013 là 96,75 USD.

Hôm thứ Hai 22/9, Libya cho biết đã tái khởi động sản xuất tại giếng dầu Shahara lớn nhất nước này, chỉ 2 ngày sau cuộc tấn công bằng đạn pháp khiến chính phủ phải tạm đóng cửa. Việc này đã làm tăng lượng dầu cung cấp ra thị trường vốn đang có nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu yếu và tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Giá dầu ngọt, nhẹ giao tháng 10 trên sàn Nymex giảm 89 cent (-1%) xuống 91,52 USD/thùng. Hợp đồng giao tháng 10 sẽ đáo hạn vào cuối phiên giao dịch ngày 22/9, và khối lượng trên thị trường sẽ được chuyển sang hợp đồng giao tháng 11 với giá giảm 78 cent xuống 90,87 USD/thùng. Đây là phiên giảm thứ 4 liên tiếp.

Trong khi đó, giá dầu Brent tháng 10 trên sàn ICE tăng giảm 1,42 USD (-1,4%) xuống 96,97 USD/thùng. Giá dầu Brent đã giảm 12 trong 16 phiên giao dịch vừa qua.

Một yếu tố khác khiến giá dầu giảm là doanh số bán nhà tại Mỹ tháng 8 bất ngờ giảm lần đầu tiên trong 5 tháng qua. Bên cạnh đó, việc Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc bác tin cho rằng nước này sẽ tiến hành kích thích tiền tệ càng làm tình hình xấu hơn. Trung Quốc hiện là nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới, sau Mỹ, và nhu cầu tại Trung Quốc giảm sẽ gây áp lực lên thị trường.

Giá xăng RBOB giao tháng 10 tăng 2,67 cent (-1%) xuống 2,5847 USD/gallon. Giá dầu diesel giao tháng 10 giảm 2,95 cent xuống 2,6871 USD/gallon.

Kim loại quý

Đồng USD và cổ phiếu tăng giá cùng với dự báo Fed sắp nâng tỷ lệ lãi suất gây áp lực lên giá vàng bạc. Bạc có lúc giảm xuống mức thấp nhất 4 năm, 18 USD/ounce.

Giá vàng phiên 22/9 tăng trở lại từ mức thấp nhất 8 tháng khi chứng khoán giảm làm tăng nhu cầu kim loại quý như khoản đầu tư thay thế.

Chỉ số Standard & Poor’s 500 giảm 1%. Sức mua nhà ở Mỹ trong tháng 8 giảm lần đầu tiên trong 5 tháng qua, theo số liệu của chính phủ. Giá hàng hóa giảm xuống mức thấp nhất 5 năm, dẫn đầu là kim loại công nghiệp và nông sản.

Giá vàng giao tháng 12 trên sàn Comex tăng 1,3 USD lên 1.217,9 USD/ounce với khối lượng giao dịch cao hơn 10% so với mức trung bình 30 ngày.

Cà phê

Giá cà phê trên thị trường Liffe London và Ice New York diễn biến trái chiều. Ccà phê Arabica các kỳ hạn tăng 1,3-1,4 US cent/lb. Cụ thể, kỳ hạn giao tháng 12 giá 1,4 cent/lb lên 179,4 cent/lb, kỳ hạn tháng 3/2015 giá tăng 1,35 cent/lb lên 183,55 cent/lb, kỳ hạn giao tháng 5/2015 giá tăng 1,35 cent/lb lên 186 cent/lb, và kỳ hạn giao tháng 7/2015 giá tăng 1,3 cent/lb lên 187,55 cent/lb.

Trên sàn Liffe, nối tiếp phiên giảm cuối tuần trước, giá cà phê Robusta các kỳ hạn hôm nay tiếp tục giảm 2-4 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao tháng 9 giá không đổi ở 1.930 USD/tấn, trong khi kỳ hạn giao tháng 11 giá giảm 4 USD/tấn, tương đương -0,21%, xuống 1.936 USD/tấn. Kỳ hạn giao tháng 1/2015 giá giảm 2 USD/tấn, tương đương -0,1%, xuống 1.951 USD/tấn, và kỳ hạn giao tháng 3/2015 giá giảm 2 USD xuống 1.964 USD/tấn.

Sáng nay (23/9), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, nối tiếp phiên giảm hôm cuối tuần trước, đã giảm 100.000 đồng/tấn xuống 37,4-38,6 triệu đồng/tấn.

Giá cà phê robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay giảm 4 USD từ 1.910 USD/tấn cuối tuần trước xuống 1.906 USD/tấn.

 
 
Giá
+/-
+/- (%)
Dầu thô WTI
USD/thùng
91,35
+0,48
+0,53%
Dầu Brent
USD/thùng
97,35
+0,38
+0,39%
Dầu thô TOCOM
JPY/kl
66.510,00
-250,00
-0,37%
Khí thiên nhiên
USD/mBtu
3,85
-0,00
-0,10%
Xăng RBOB FUT
US cent/gallon
259,44
+0,97
+0,38%
Dầu đốt
US cent/gallon
269,41
+0,70
+0,26%
Dầu khí
USD/tấn
817,75
+2,75
+0,34%
Dầu lửa TOCOM
JPY/kl
81.470,00
-130,00
-0,16%
Vàng New York
USD/ounce
1.218,80
+0,90
+0,07%
Vàng TOCOM
JPY/g
4.259,00
+13,00
+0,31%
Bạc New York
USD/ounce
17,75
-0,02
-0,14%
Bạc TOCOM
JPY/g
62,50
+0,80
+1,30%
Bạch kim giao ngay
USD/t oz,
1.331,25
+5,75
+0,43%
Palladium giao ngay
USD/t oz,
805,00
+4,39
+0,55%
Đồng New York
US cent/lb
305,20
+1,35
+0,44%
Đồng LME 3 tháng
USD/tấn
6.720,50
-114,50
-1,68%
Nhôm LME 3 tháng
USD/tấn
1.976,00
0,00
0,00%
Kẽm LME 3 tháng
USD/tấn
2.240,00
-35,00
-1,54%
Thiếc LME 3 tháng
USD/tấn
21.150,00
-100,00
-0,47%
Ngô
US cent/bushel
330,00
-0,25
-0,08%
Lúa mì CBOT
US cent/bushel
477,00
+0,25
+0,05%
Lúa mạch
US cent/bushel
333,00
-3,50
-1,04%
Gạo thô
USD/cwt
12,61
+0,06
+0,48%
Đậu tương
US cent/bushel
940,00
+1,75
+0,19%
Khô đậu tương
USD/tấn
310,10
-0,40
-0,13%
Dầu đậu tương
US cent/lb
32,29
+0,17
+0,53%
Hạt cải WCE
CAD/tấn
395,00
+0,40
+0,10%
Cacao Mỹ
USD/tấn
3.328,00
+69,00
+2,12%
Cà phê Mỹ
US cent/lb
179,40
+1,40
+0,79%
Đường thô
US cent/lb
15,64
-0,16
-1,01%
Nước cam cô đặc đông lạnh
US cent/lb
143,85
+1,10
+0,77%
Bông
US cent/lb
62,16
-0,43
-0,69%
Lông cừu (SFE)
US cent/kg
-
-
-%
Gỗ xẻ
USD/1000 board feet
332,20
+5,60
+1,71%
Cao su TOCOM
JPY/kg
183,90
+0,40
+0,22%
Ethanol CME
USD/gallon
1,60
-0,02
-1,30%
T.Hải

Nguồn: Vinanet/Reuters. Bloomberg