(VINANET) – Phiên giao dịch 2/9 (kết thúc vào rạng sáng 3/9 giờ VN), giá hàng hóa chịu tác động từ các thông tin kinh tế Mỹ, châu Âu và Hoa Kỳ, cộng với ảnh hưởng từ thị trường tiền tệ.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô tại New York vừa qua phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2012 do những số liệu kinh tế đáng thất vọng phát đi từ Trung Quốc và châu Âu, khiến đồng USD tăng giá, và triển vọng nhu cầu dầu trở nên kém hơn.

Giá dầu đã giảm trong những tuần gần đây khi nhu cầu yếu của các nhà máy lọc dầu tại châu Âu và châu Á đã buộc người bán phải giảm giá trong khi nguồn cung toàn cầu vẫn dồi dào bất chấp xung đột tại một số khu vực. Nhu cầu được dự đoán sẽ tiếp tục trì trệ trong những tháng tới.

Dầu thô ngọt nhẹ kỳ hạn giao tháng 10 trên sàn giao dịch New York giảm 3,08 USD (-3,2%) xuống 92,88 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ 14/1. Giá dầu ghi nhận mức giảm ngày lớn nhất kể từ 7/11/2012. Trong khi đó, giá dầu Brent tháng 10 trên sàn ICE cũng giảm 2,45 USD (-2,4%) xuống 100,34 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ 1/5/2013. Giá dầu Brent ghi nhận mức giảm hàng ngày lớn nhất kể từ 2/1.

Số liệu về sản lượng công nghiệp của Trung Quốc tháng 8 giảm tốc và nền kinh tế của nước tiêu thụ dầu thô lớn thứ 2 thế giới này đang bước vào thời kỳ chậm lại lần thứ 2 trong năm nay. Hơn nữa, hôm 2/9, kết quả khảo sát hàng tháng lĩnh vực sản xuất khu vực eurozone cũng cho thấy tăng trưởng chậm lại trong tháng 8.

Mỹ là điểm sáng về nhu cầu toàn cầu trong mùa hè năm nay khi các nhà máy lọc dầu hoạt động với công suất cao bất thường nhằm tận dụng lợi thế giá dầu Mỹ ở mức thấp. Viện Quản lý Nguồn cung cho biết, hoạt động sản xuất của Mỹ bắt ngờ tăng mạnh trong tháng 8 lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2011 và USD lên giá so với các đồng tiền chính. USD mạnh hơn có thể gây áp lực lên giá dầu khi khiến cho sản phẩm định giá bằng USD trở nên đắt hơn đối với người mua sử dụng ngoại tệ. Tuy nhiên, các nhà máy lọc dầu sẽ bắt đầu tiến hành bảo dưỡng theo mùa trong tháng này và Ngày Lễ Lao động đã đánh dấu chấm hết cho một mùa mua sắm bận rộn. Trong khi đó, nguồn cung dầu toàn cầu vẫn dồi dào. Công ty Dầu mỏ Quốc gia Libya hôm 2/9 cho biết, sản lượng của nước này đã tăng lên 700.000 thùng/ngày từ mức 150.000 thùng/ngày hồi cuối tháng 5.

Với các sản phẩm dầu, giá xăng RBOB giao tháng 10 giảm 7,99 cent (-3,1%) xuống 2,543 USD/gallon, thấp nhất kể từ 7/11/2013. Trong khi đó, giá dầu diesel giao tháng 10 giảm 6,34 cent (-2,2%) xuống 2,7967 USD/gallon, thấp nhất từ 31/5/2013.

Trên thị trường kim loại quý, giá vàng phiên vừa qua cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6 do số liệu kinh tế tích cực phát đi từ Mỹ.

Giá vàng giao tháng 12 trên sàn Comex giảm 22,4 USD xuống 1.265 USD/ounce, mức giảm lớn nhất kể từ 14/7, với khối lượng giao dịch tăng 50% so với mức trung bình 30 ngày.

Tuy nhiên, vàng giao ngay giá vẫn tăng nhẹ 2,70 USD lên 1.267,70 USD/ounce.

USD tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2014 so với 10 đồng tiền trong giỏ tiền tệ. Số đơn hàng sản xuất cũng tăng mạnh nhất trong 1 thập niên qua, theo số liệu của Viện Quản lý Nguồn cung công bố hôm 2/9.

Đồn đoán Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ có thêm hành động để giúp nền kinh tế eurozone đang khó khăn kết hợp với số liệu tích cực về hoạt động sản xuất tại Mỹ, chi tiêu xây dựng đã khiến USD tăng giá so với euro.

Đồng euro giảm xuống mức thấp nhất 1 năm qua so với USD trước đồn đoán ECB sẽ tiến hành kích thích tiền tệ thêm trong phiên họp vào thứ 5.

Trong số các kim loại quý, giá bạc giao ngay giảm 1,6% xuống 19,13 USD/ounce, trong khi giá bạc giao tháng 12 giảm 1,7% xuống 19,152 USD/ounce. Giá bạch kim giao ngay giảm 0,7% xuống 1.406,24/ounce, giá bạch kim giao tháng 10 giảm 1,1% xuống 1.408,9 USD/ounce, mức giảm lớn nhất kể từ 31/7.

Giá palladium giao ngay giảm 2,7% xuống 879,2 USD/ounce, sau khi lên mức cao nhất 13,5 tuần qua do lo ngại bất ổn tại Ukraine sẽ tác động xấu đến nguồn cung từ Nga, nước sản xuất palladium lớn nhất thế giới.

Trên thị trường cà phê, giá đồng loạt tăng trên cả hai thị trường London và New York. Trên sàn New York, sau kỳ nghỉ Lễ Lao động, giá cà phê Arabica đã có sự trở lại ấn tượng với mức tăng 8,3-8,7 US cent/lb, với hợp đồng kỳ hạn giao tháng 9 giá tăng 8,7 US cent/lb (+4,26%) lên 204,45 US cent/lb, kỳ hạn giao tháng 12 giá tăng 8,25 US cent/lb (+3,94%) lên 209,45 US cent/lb, và giá kỳ hạn tháng 3/2015 giá tăng 8,3 US cent/lb (+3,89%) lên 213,4 US cent/lb.

Trên thị trường London, giá arabica tăng khoảng 30-31 USD/tấn, với hợp đồng kỳ hạn giao tháng 9 giá tăng 31 USD, tương đương +1.48%, lên 2.090 USD/tấn, trong khi kỳ hạn giao tháng 11 giá tăng 31 USD/tấn, tương đương +1,47%, lên 2.112 USD/tấn. Kỳ hạn giao tháng 1/2015 giá tăng 30 USD/tấn, tương đương +1,42%, lên 2.117 USD/tấn.

Cà phê Việt Nam tăng theo giá thế giới. Sáng nay cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên tăng 500.000 đồng/tấn lên 40,9-41,7 triệu đồng/tấn, cà phê Robusta giao tại cảng TPHCM giá FOB hôm nay tăng 31 USD từ 2.041 USD/tấn cuối tuần trước lên 2.072 USD/tấn.

Giá ngô tăng trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine leo thang có thể ảnh hưởng đến nguồn cung từ khu vực Biển Đen.

Ukraine đã cảnh báo về tình trạng xung đột ngày càng xấu hơn ở miền Đông với việc Bộ trưởng Quốc phòng Valeriy Geletey viết trên Facebook rằng quân đội chính phủ sẽ chống trả “cuộc xâm lược toàn diện” của Nga.

Ukraine hiện là nước xuất khẩu ngô lớn thứ 3 thế giới trong năm 2013-2014, theo số liệu của Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC).

Giá ngô giao tháng 12 trên sàn CBOT Chicago tăng 0,1% lên 3,6525 USD/bushel lúc 5h18 sáng. Tháng 8, giá ngô giảm 0,6%, đợt giảm hàng tháng thứ 4.

Giá lúa mỳ giao tháng 12 trên sàn CBOT Chicago biến động đôi chút ở 5,635 USD/bushel. Khối lượng giao dịch tương lai giảm 46% so với mức trung bình 100 ngày, theo số liệu của Bloomberg. Giá bột mỳ xay giao tháng 11 trên sàn Euronext Paris không đổi ở 173,75 euro (227,91 USD)/tấn.

Theo Báo cáo ra ngày 29/8 của IGC, sản lượng lúa mỳ toàn cầu sẽ đạt kỷ lục 713,4 triệu tấn niên vụ 2014-2015, tăng 1,6% so với ước tính hồi tháng 7 và cao hơn 712,5 triệu tấn niên vụ trước.

Giá đậu nành giao tháng 11 trên sàn CBOT Chicago tăng 0,4% lên 10,28 USD.

 
 
Giá 2/9/8
+/-
+/- (%)
Dầu thô WTI
USD/thùng
92,88
-3,08
-0,42%
Dầu Brent
USD/thùng
100,34
-2,45
-0,38%
Dầu thô TOCOM
JPY/kl
66.410,00
-710,00
-1,06%
Khí thiên nhiên
USD/mBtu
3,90
+0,01
+0,23%
Xăng RBOB FUT
US cent/gallon
255,33
+1,03
+0,41%
Dầu đốt
US cent/gallon
280,40
+0,73
+0,26%
Dầu khí
USD/tấn
854,25
-3,50
-0,41%
Dầu lửa TOCOM
JPY/kl
81.760,00
-550,00
-0,67%
Vàng New York
USD/ounce
1.267,70
+2,70
+0,21%
Vàng TOCOM
JPY/g
4.289,00
-32,00
-0,74%
Bạc New York
USD/ounce
19,23
+0,08
+0,41%
Bạc TOCOM
JPY/g
65,10
-0,60
-0,91%
Bạch kim giao ngay
USD/t oz.
1.410,50
+1,12
+0,08%
Palladium giao ngay
USD/t oz.
883,50
+1,72
+0,20%
Đồng New York
US cent/lb
316,05
+0,55
+0,17%
Đồng LME 3 tháng
USD/tấn
6.968,00
+26,00
+0,37%
Nhôm LME 3 tháng
USD/tấn
2.107,00
+12,00
+0,57%
Kẽm LME 3 tháng
USD/tấn
2.378,00
+21,00
+0,89%
Thiếc LME 3 tháng
USD/tấn
21.515,00
-135,00
-0,62%
Ngô
US cent/bushel
361,75
-2,00
-0,55%
Lúa mì CBOT
US cent/bushel
554,50
-0,50
-0,09%
Lúa mạch
US cent/bushel
345,00
-1,75
-0,50%
Gạo thô
USD/cwt
12,60
-0,01
-0,08%
Đậu tương
US cent/bushel
1.027,50
-4,50
-0,44%
Khô đậu tương
USD/tấn
357,70
-2,30
-0,64%
Dầu đậu tương
US cent/lb
32,28
+0,16
+0,50%
Hạt cải WCE
CAD/tấn
421,50
-3,00
-0,71%
Cacao Mỹ
USD/tấn
3.165,00
-64,00
-1,98%
Cà phê Mỹ
US cent/lb
209,45
+8,25
+4,10%
Đường thô
US cent/lb
15,82
+0,33
+2,13%
Nước cam cô đặc đông lạnh
US cent/lb
149,00
-1,05
-0,70%
Bông
US cent/lb
65,50
+0,19
+0,29%
Lông cừu (SFE)
US cent/kg
-
-
-%
Gỗ xẻ
USD/1000 board feet
346,60
+0,30
+0,09%
Cao su TOCOM
JPY/kg
199,50
-0,70
-0,35%
Ethanol CME
USD/gallon
2,03
-0,00
-0,20%
T.Hải

Nguồn: Vinanet/Reuters, Bloomberg