• Giá xăng tăng 2,6%;

  • Giá ngô tăng 2% do USD dự báo nguồn cung khan hiếm;

  • Cacao tăng 2,8% do thiếu cung;

  • Nước cam tăng 7% do dự báo sản lượng giảm mạnh.

(VINANET) – Giá hàng hóa tăng mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần qua (8-3, kết thúc vào rạng sáng 9-3 giờ VN) sau số liệu về việc làm của Mỹ khả quan và báo cáo của chính phủ dự báo nguồn cung ngô và nước cam khan hiếm.

Giá tăng mặc dù USD vững giá, tuy nhiên do USD tăng nên khối lượng giao dịch chậm lại.

Giá dầu dao động trong phiên cuối tuần. Dầu thô Brent tham chiếu tại London giá giảm do USD tăng giá. Dầu thô Mỹ tăng do giá xăng trong nước tăng, sau khi tín dụng ethanol tăng lãi suất khiến cho nhiên liệu nhập khẩu vào châu Âu trở nên đắt hơn.

Chỉ số Thomson Reuters-Jefferies CRB, thước đo giá hàng hóa, tăng 0,6% phiên cuối tuần. Tính chung trong tuần, giá tăng 1,4%, khi khi giảm liên tiếp 4 tuần trước đó.

14 trong số 19 thị trường hàng hóa tính chỉ số CRB tăng giá trong phiên giao dịch. Giá xăng, ngô và lúa mì tăng 3% mỗi loại. Giá nước cam, mặt hàng được giao dịch nhiều trên thị trường Mỹ, tăng mạnh nhất trong số các hàng hóa tính chỉ số CRB, tăng 7% trong phiên và đạt mức cao nhất kể từ đầu năm 2013 tới nay.

Giá nước cam tăng sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố báo cáo cho thấy triển vọng sản lượng của Florida – bang trồng nhiều cam nhất nước Mỹ - năm nay giảm khoảng 2 triệu thùng.

Giá xăng cao nhất 5 tháng

Trên các thị trường năng lượng, hợp đồng xăng kỳ hạn tháng tới giá tăng hơn 8 US cent đạt 2,2035 USD/gallon. Trong phiên có lúc giá đạt 3,1989 USD, cao nhất kể từ 28-9. Như vậy, giá xăng giao sau đã tăng 2,4% trong tuần qua.

Giá xăng bán lẻ theo báo cáo của AAA đứng ở mức 3,737 USD/gallon, cao hơn mức bình quân của tháng trước là 3,514 USD/gallon.

Cũng phiên giao dịch ngày 08/03/2013, giá dầu thô giao sau vào tháng 4 đảo chiều tăng 0,39 USD, tương đương với 0,4%, đóng cửa ở mức 91,95 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Trong phiên giao dịch, giá dầu thô biến động trong khoảng 90,83 đến 92,03 USD/thùng. Tính theo tuần, giá dầu thô lên 1,4%.

Giá dầu Brent giao tháng 4 tại thị trường Luân Đôn đã đảo chiều giảm 0,30 USD, tương đương với 0,3%, đóng cửa ở mức 110.85 USD/thùng. Trong phiên này, có lúc giá dầu Brent rơi xuống mức 109,14 USD/thùng. Tính theo tuần, giá dầu Brent đã nhích nhẹ so với tuần trước và tránh được chuỗi 4 tuần sụt giảm liên tiếp.

Giá dầu Brent sụt giảm khi có tín hiệu dòng chảy dầu từ Biển Bắc sẽ được khởi động trở lại sau thời gian ngừng hoạt động. Ngoài ra số liệu tốt từ thị trường việc làm tại Mỹ đã hỗ trợ mức tăng của đồng đô la Mỹ và làm giá dầu Brent sụt giảm.

Tại Trung Quốc, Cục Hải quan nước này cho biết nhập khẩu dầu thô tăng 6,1%. Tuy nhiên, thị trường vẫn chờ đợi một loạt tin vĩ mô quan trọng khác từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được công bố vào cuối tuần.

Giá dầu sưởi giao tháng 4 quay đầu hạ 0,01 USD, tương đương với 0,1% đóng cửa ở mức 2,975 USD/gallon. Tính theo tuần, giá dầu sưởi lên 1,5%.

Giá khí tự nhiên giao tháng 4 đảo chiều tăng 0,05, tương đương với 1,3% đứng ở mức 3,63 USD/triệu BTU. Như vậy, giá khí tự nhiên giao sau đã tăng tới 5% trong tuần qua./.

Ngô tăng do cung khan, mua bù đẩy tăng giá cacao

Giá ngô kỳ hạn tăng do triển vọng nguồn cung khan hiếm hơn dự báo ban đầu.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo cung ngô sẽ ở mức 632 triệu bushel, thấp nhất 17 năm.
Giá ngô kỳ hạn tháng 5 tại Chicago tăng 13-3/4 US cents, hay 2% lên 7,25-1/4 USD/bushel.

Tại New York, giá cacao kỳ hạn tháng 5 tăng 58 USD hay 2,8% đạt 2.120 USD/tấn.

Giá đường giảm nhẹ phiên cuối tuần, xuống 18,75 US cent/lb.

Chính phủ Brazil chính thức thông báo kể từ tháng 5 tới, tỷ lệ ethanol pha vào xăng sẽ tăng từ 20% hiện nay lên 25%, mức cao nhất theo quy định của một đạo luật bắt buộc pha nhiên liệu sinh học vào nhiên liệu hóa thạch hiện hành tại quốc gia Nam Mỹ này.

Thông tin trên được các nhà sản xuất mía đường và ethanol vui mừng đón nhận vì trong bối cảnh giá đường giảm, các nhà sản xuất sẽ tăng sử dụng mía để điều chế ethanol nên sẽ thu lợi cao hơn.

Chính phủ Brazil hy vọng biện pháp trên cũng sẽ góp phần giảm sức ép tăng giá xăng.

Tháng 10/2011, chính phủ Brazil giảm tỷ lệ pha ethanol bắt buộc từ mức 25% xuống 20% do hạn hán khiến nguồn cung không bảo đảm.

Trong niên vụ 2010/11 quốc gia lớn nhất Mỹ Latinh này thu hoạch khoảng 650 triệu tấn mía, nguyên liệu để sản xuất 37,8 triệu tấn đường và 27,4 tỷ lít ethanol. Tuy nhiên, theo dự kiến sản lượng mía trong niên vụ 2013-2014 sẽ cao hơn.

Brazil là nước sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu ethanol được chiết xuất từ mía lớn nhất thế giới và là nước duy nhất sử dụng rộng rãi nhiên liệu trên cho xe ôtô từ gần 40 năm qua.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

So với đầu năm (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

91,85

 0,29

 0,3%

0,0%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

110,72

-0,43

-0,4%

 -0,4%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

3,629

0,047

 1,3%

8,3%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1576,90

 1,80

 0,1%

 -5,9%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1578,04

 0,30

 0,0%

 -5,8%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 349,15

-1,00

-0,3%

 -4,4%

Đồng LME

USD/tấn

 7740,50

 -24,50

-0,3%

 -2,4%

Dollar

 

 82,712

0,631

 0,8%

7,7%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

725,25

13,75

 1,9%

3,9%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1508,50

 5,00

 0,3%

6,3%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

690,00

 3,25

 0,5%

-11,3%

Cà phê arabica

 US cent/lb

 144,05

 0,95

 0,7%

0,2%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2120,00

58,00

 2,8%

 -5,2%

Đường thô

US cent/lb

18,75

-0,02

-0,1%

 -3,9%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 28,948

0,140

 0,5%

 -4,2%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1603,90

 8,80

 0,6%

4,2%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 782,75

23,70

 3,1%

 11,3%

(T.H – Reuters)