• Đậu tương cao kỷ lục 3 tuần, ngô cao nhất 5 tuần trước khi giảm nhẹ cuối phiên
  • Bạch kim tăng phiên thứ 7
  • Đường giảm do triển vọng vụ mùa của Brazil, cacao giảm trước mùa rang xay

(VINANET) – Lo sợ thời tiết khô hạn đẩy giá ngô và đậu tương tăng lên mức cao kỷ lục nhiều tuần trong phiên giao dịch 16-1 vừa qua (kết thúc vào rạng sáng 17-1), lo ngại thị trường ngũ cốc Hoa Kỳ có thể có một đợt tăng giá kéo dài tiếp theo.

Bạch kim cũng tăng giá, là phiên thứ 7 tăng do triển vọng thiếu cung trong khi nhu cầu mua đầu tư mạnh.

Hầu hết các hàng hóa mềm giảm giá, đảo ngược xu hướng tăng phiên trước đó. Vụ mùa đường ở Brazil cải thiện khích lệ nông dân bán ra, trong khi cacao giảm giá bởi dự báo lượng xay nghiền cacao ở Bắc Mỹ thấp.

USD vững giá so với rổ các đồng tiền chủ chốt trong phiên vừa qua, nên thị trường hàng hóa không chịu sự tác động nhiều từ thị trường tiền tệ.

Chỉ số 19 nguyên liệu Thomson Reuters-Jefferies CRB tăng nhẹ sau khi giá đậu tương, bông, dầu thô và xăng tăng, bù lại cho giá cacao, khí gas, nickel và đồng giảm.

Thời tiết khô hạn hỗ trợ giá ngũ cốc

Đậu tương tăng giá 1,7% trên Sở giao dịch Chicago, tăng phiên thứ 3 trong 4 phiên vừa qua, bởi thời tiết khô hạn ở Nam Mỹ và Hoa Kỳ gây lo ngại tồn trữ ngũ cốc vốn đã ở mức thấp nhất 6 năm có thể sẽ còn giảm hơn nữa.

Đậu tương kỳ hạn tháng 3 tại Chicago giá tăng 23 US cent lên 14,36-1/2 USD/bushel, sau khi đạt 14,39 – mức cao nhất kể từ 26-12.

Đậu tương tăng giá kích thích ngô tăng theo lên mức cao nhất 5 tuần. Ngô kỳ hạn tại Chicago giá tăng 4,5 US cent lên 7,35 USD/bushel trước khi đóng cửa ở mức tăng ¾ US cent lên 7,31-1/4 USD sau báo cáo lượng ngũ cốc dùng trong sản xuất ethanol thấp.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết lượng ngũ cốc dùng làm nguyên liệu ethanol trong tuần qua là 784.000 USD/bushel, mức thấp nhất kể từ tháng 6-2010. Ngô được dử dụng làm nguyên liệu sản xuất ethanol.

Ngô tăng giá bởi dự báo của USDA cho thấy tồn trữ ngô toàn cầu thấp nhất kể từ niên vụ 2006/07.

Lúa mì kỳ hạn tháng tới tăng 2-1/4 US cents lên 7,82 USD/bushel. Thị trường dự báo cung lúa mì toàn cầu sẽ thấp nhất 4 năm, và dự báo thời tiết ở các bang trung du của Mỹ sẽ tiếp tục khô hạn.

Năm 2012 đậu tương và lúa mì là 2 mặt hàng tăng giá mạnh nhất trong số các hàng hóa, tăng 18% trở lên, sau khi Mỹ bị hạn hán nghiêm trọng nhất trong vồng nửa thế kỷ.
Lo sợ thiếu cung đẩy giá bạch kim tăng

Bạch kim tăng giá phiên thứ 7 liên tiếp, do hoạt động mua tích cực bởi lo sợ nguồn cung khan hiếm sau khi khủng hoảng lao động tại nhà sản xuất bạch kim lớn nhất thế giới ở Nam.

Giá bạch kim hiện cao hơn giá vàng phiên thứ 2 liên tiếp khi Anglo American Platinum  AMSJ.J (Nam Phi) cho biết họ sẽ đóng cửa 2 mỏ và giảm 14.000 việc làm. Động thái này có thể khiến thị trường bạch kim năm 2013 trở nên khan hiếm hơn nữa.

Xăng dầu

Sự giảm sút nguồn cung dầu thô tại Mỹ trong tuần qua nằm ngoài dự tính của giới phân tích, đã trở thành động lực lớn nhất giúp giá dầu thô tăng mạnh trở lại trong phiên vừa qua.

Theo OPEC, tiêu thụ dầu thô toàn cầu năm 2013 sẽ tăng trưởng 800.000 thùng mỗi ngày, tương tự như dự báo hồi tháng 12/2012.

Theo công bố của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, trong tuần kết thúc ngày 11/1, cung dầu thô đã giảm 1 triệu thùng, trong khi giới phân tích trước đó dự báo tăng 2,5 triệu thùng. Cũng theo báo cáo trên, cung xăng tăng 1,9 triệu thùng, chế phẩm khác từ dầu tăng 1,7 triệu thùng, còn theo dự báo thì cung xăng tăng 3 triệu, chế phẩm khác tăng 1,6 triệu thùng.

Cũng trong ngày hôm qua, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã đưa ra dự báo về tăng trưởng tiêu thụ dầu thô toàn cầu trong năm 2013. Theo OPEC, tiêu thụ dầu thô toàn cầu năm 2013 sẽ tăng trưởng 800.000 thùng mỗi ngày, tương tự như dự báo hồi tháng 12/2012, nhưng OPEC xác nhận việc Saudi Arabia tháng trước cắt giảm mạnh sản lượng.

Mặc dù OPEC cho rằng lượng tiêu thụ dầu thô toàn cầu trong năm nay không thay đổi so với dự báo trước đó, song một số thành viên tổ chức này cho rằng, việc tiêu thụ hiện không ở trạng thái tốt, Tariq Zahir, một lãnh đạo của Hãng tư vấn Tyche Capital cho hay.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT
Giá
+/-
+/-(%)

So với đầu năm (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

94,15
-0,09
-0,1%
2,5%

Dầu thô Brent

 USD/thùng
110,60
 0,30
 0,3%
 -0,5%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon
3,435
0,000
 0,0%
2,5%

Vàng giao ngay

 USD/ounce
1683,20
-0,70
 0,0%
0,4%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce
1679,59
 0,70
 0,0%
0,3%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 360,65
-3,10
-0,9%
 -1,3%

Đồng LME

USD/tấn
 7946,00
 -48,00
-0,6%
0,2%
Dollar
 
 79,809
0,030
 0,0%
4,0%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

731,25
 0,75
 0,1%
4,7%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1436,50
23,00
 1,6%
1,3%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

785,00
 2,25
 0,3%
0,9%

Cà phê arabica

 US cent/lb

 153,00
 0,50
 0,3%
6,4%

Cacao Mỹ

USD/tấn
2256,00
 -14,00
-0,6%
0,9%

Đường thô

US cent/lb

18,45
-0,17
-0,9%
 -5,4%

Bạc Mỹ

 USD/ounce
 31,542
0,013
 0,0%
4,4%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce
1692,20
 4,20
 0,2%
 10,0%

Palladium Mỹ

USD/ounce
 726,45
13,10
 1,8%
3,3%

(T.H – Reuters)