* Căng thẳng ở Trung Đông và kế hoạch của OPEC tác động trái chiều lên dầu mỏ
    * Brent tăng giá mạnh nhất trong tuần
    * Lúa mì giảm do bán kiếm lời

(VINANET) - Giá hầu hết các hàng hóa tăng vào lúc kết thúc phiên giao dịch 7/6 (rạng sáng 8/6 giờ VN), với các nhà đầu tư chuyển mục tiêu sau khi quan chức Trung Quốc bình luận về chính sách nới lỏng tiền tệ của Mỹ khiến USD giảm xuống mức thấp nhất 1 tháng.

Sau khi tăng vào lúc đóng cửa, giá dầu tiếp tục tăng vào sáng nay, khi báo cáo cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến, trong khi vẫn chưa chắc chắn OPEC có tăng mục tiêu sản lượng hay không.

Sáng nay dầu Brent tăng giá thêm 6 US cent lên 116,84 USD/thùng, sau khi tăng 2,3 USD lên 116,78 USD/thùng phiên trước đó.

Dầu thô ngọt nhẹ (WTI) tại New York giá tăng 54 US cent lên 99,63 USD/thùng vào sáng nay, sau khi tăng 8 US cent lên 99,09 USD/thùng.

Thị trường dầu đang chịu ảnh hưởng từ hai thông tin trái chiều: cuộc xung đột căng thẳng ở Trung Đông và khả năng OPEC nâng sản lượng.

Tổng thống Venezuela Hugo Chavez cho biết nhu cầu hiện chưa cần thiết OPEC phải tăng sản lượng, và thêm rằng nguồn cung hiện vẫn dồi dào. Các nước xuất khẩu OPEC sẽ họp vào chiều hôm nay, và các thành viên thuộc khối Arập vùng Vịnh đang hối thúc tăng sản lượng thêm ít nhất 1,4 triệu thùng/ngày.

Chính phủ Mỹ hôm qua đã điều chỉnh tăng dự báo về nhu cầu dầu thế giới năm 2011 do dự báo Nhật bản và các nước khác sẽ cần thêm dầu thô cho phát điện, và điều đó có thể sẽ cần tới OPEC tăng sản lượng.

Dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 5,5 triệu thùng trong tuần qua. Dự trữ xăng giảm 390.000 thùng, còn các sản phẩm chưng cất tăng 1,8 triệu thùng.

Ngân hàng Thế giới (WB) hôm qua cũng điều chỉnh tăng dự báo về tăng trưởng của các nước đang phát triển, và cảnh báo giá thực phẩm và nhiên liệu đang gây áp lực gia tăng lạm phát.

Cơ quan hoạch định chính sách Trung Quốc nhận định nước này phải chấp nhận mức lạm phát khoảng 3-5% lâu dài, do chi phí tăng cả trong và ngoài nước.

Vàng vững giá sáng nay cũng do USD giảm.

Vàng giao ngay giá hiện ở mức 1.544,26 USD/ounce, còn vàng kỳ hạn cũng vững ở 1.545,40 USD/ounce.

Trên thị trường nông sản, lúa mì Mỹ giảm giá mạnh do hoạt động bán kiếm lời sau kỳ tăng mạnh gần đây, và do thời tiết ở Mỹ tiến triển khả quan.

Nhưng đậu tương và các nông sản khác như đường, cà phê và cacao đều tăng giá.

Chỉ số giá 19 nguyên liệu CRB Reuters-Jefferies tăng 0,25% trong phiên vừa qua, sau khi giảm 1% phiên trước đó.

Một số nhà phân tích dự báo CRB sẽ giảm trong quý này bởi dầu và kim loại sẽ giảm trở lại từ mức cao kỷ lục.

Kinh tế thế giới có nhiều dấu hiệu sẽ tăng trưởng chậm lại. Các số liệu công bố mới đây cho thấy chỉ số quản lý sức mua (PMI) đo lường hoạt động của hàng nghìn nhà máy trên thế giới đã đồng loạt giảm xuống các mức thấp nhất trong nhiều tháng.

Các hoạt động sản xuất công nghiệp toàn cầu trong tháng 5/2011 tiếp tục giảm sút, trong đó dẫn đầu là Hoa Kỳ, làm tăng thêm những lo ngại rằng các động lực tăng trưởng kinh tế chính của thế giới đang suy yếu nhanh chóng, khi các nước giàu có hơn cắt giảm đơn đặt hàng.

Chỉ số PMI của Hoa Kỳ, châu Âu và Trung Quốc đã đồng loạt giảm xuống các mức thấp nhất trong nhiều tháng. Thậm chí tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), ngay cả các nước đầu tàu là Pháp và Đức cũng cho thấy những dấu hiệu suy yếu. Còn tốc độ sản xuất công nghiệp tại Hàn Quốc, Ấn Độ và Đài Loan (Trung Quốc) cũng suy giảm.

Theo chỉ số PMI của JPMorgan Global, sản xuất công nghiệp toàn cầu trong tháng 5/2011 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2010, khi giảm từ 55 điểm tháng trước đó xuống 52,9 điểm.

Tại châu Á, lãi suất tăng cao đã và đang tác động đáng kể tới tăng trưởng của các nước đang nổi, nơi giới đầu tư đang lo lắng dõi theo bất kỳ bằng chứng nào cho thấy tình trạng suy giảm tăng trưởng đang xấu đi, trong bối cảnh ngân hàng trung ương các nước đang thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát.

Điều này có thể thấy rõ nhất tại Trung Quốc, nơi chỉ số PMI chính thức đã rơi xuống mức thấp nhất trong 9 tháng, khi giảm từ 51,8 điểm tháng 4 xuống 51,6 điểm, thấp hơn dự báo của các nhà kinh tế, do số đơn đặt hàng giảm mạnh (51,1%).

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

+/-(so theo năm)

Dầu thô WTI

USD/thùng

99,63

 0,62

 0,6%

9,0%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

116,95

 2,47

 2,2%

 23,4%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

4,831

0,004

 0,1%

9,7%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1544,26

1,41

 +0,09

8,79

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1543,20

 0,15

 0,0%

8,7%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 414,95

 0,75

 0,2%

 -6,7%

Đồng LME

USD/tấn

 9139,75

 4,75

 0,1%

 -4,8%

Dollar

 

 73,521

 -0,431

-0,6%

 -7,0%

CRB

 

346,340

0,950

 0,3%

4,1%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

736,50

 4,50

 0,6%

 17,1%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1394,00

10,75

 0,8%

0,0%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

733,75

 -10,25

-1,4%

 -7,6%

Cà phê Mỹ

 US cent/lb

 263,00

 2,50

 1,0%

9,4%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2891,00

28,00

 1,0%

 -4,7%

Đường Mỹ

US cent/lb

24,35

 0,76

 3,2%

-24,2%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 37,046

0,264

 0,7%

 19,7%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1830,70

 9,50

 0,5%

3,0%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 807,80

10,75

 1,3%

0,6%

(T.H – Tổng hợp từ Reuters)