(VINANET) – Phiên giao dịch cuối tuần (kết thúc vào rạng sáng 29/10 giờ VN) giá giảm trở lại sau phiên tăng mạnh trước đó, song tính chung trong tuần qua, giá hầu hết các hàng hoá đều tăng khá, trừ cà phê và đường.

Trong tuần qua, vàng đã có mức tăng mạnh nhất kể từ 2009, dầu tăng mạnh nhất kể từ tháng 2, còn đồng tăng mạnh nhất kể từ năm 1980.

Chỉ số giá 19 nguyên liệu CRB Reuters-Jefferies tăng gần 4% trong tuần qua, chủ yếu nhờ phiên thứ Năm tăng điểm mạnh mẽ.

Tuy nhiên xu hướng giá tăng bị nhiều người nghi ngờ là sẽ không bền vững, bởi yếu tố eurozone vẫn đè nặng triển vọng kinh tế hàng hoá toàn cầu.

Thực vậy, phiên cuối tuần giá hàng hoá đảo chiều giảm sau một phiên tăng ngoạn mục. Chứng khoán cũng đồng loạt giảm điềm, đồng euro giảm từ mức cao kỷ lục 7 tuần so với USD.

“Về triển vọng gần, chúng tôi cho rằng các yếu tố kinh tế cơ bản cần phải được theo dõi chặt chẽ hơn nữa”, Credit Suisse viết trong một thông báo về nghiên cứu hàng hoá.

Các số liệu về kinh tế vĩ mô của Mỹ sẽ được công bố trong tuần này, bắt đầu với chỉ sóo sản xuất ở New York và chỉ số hoạt động nhà máy ở Chicago sẽ công bố vào thứ 2.

Xu hướng tiêu dùng ở Mỹ tiếp tục được cải thiện 2 tháng liên tiếp, song cũng không đủ sức duy trì xu hướng tăng giá trong phiên cuối tuần.

Tính chung trong tuần, vàng đã tăng giá trên 6% - mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 2/2009.

Sau khi liên tục tăng với tốc độ chóng mặt trong 2 tháng qua để đạt kỷ lục trên 1.000 USD/ounce, giá vàng đã giảm sút mạnh vào đầu 2010, xuống mức thấp nhất 3 tháng, dưới 1.550 USD.

Tuy nhiên, các nhà phân tích vẫn tin tưởng vàng sẽ tiếp tục là nơi trú ấn an toàn nếu kinh tế Mỹ và khu vực đồng euro trở nên tồi tệ hơn.

Phiên cuối tuần, đồng kỳ hạn 3 tháng tại LME tăng 30 USD lên 8.175 USD/tấn. Tính chung trong tuần, đồng đã tăng giá 14,3%, mức tăng mạnh nhất trong vòng hơn 30 năm. Tại Comex (New York), giá đồng giao tháng 12 phiên cuối tuần tăng 1,4 cent, lên 3,76 USD/lb. Tính chung trong tuần, giá đồng tại Comex tăng 11,2%.

Đồng là một trong những mặt hàng biến động giá mạnh nhất kể từ đầu tháng, hoom 3/10, sau khi giảm xuống mức thấp nhất hơn một năm là 6635 USD tại London và dưới 3 USD/lb tại New York nhưng đảo chiều tăng hơn 20% kể từ đó.

Nguồn cung đồng vẫn khá eo hẹp đẩy giá tiếp tục tăng trong phiên cuối tuần. Tập đoàn khai thác Freeport-McMoRan đã tuyên bố quyền bất khả kháng đối với một số hợp đồng do việc đình công tại mỏ Grasberg ở Indonesia - mỏ đồng lớn thứ 2 thế giới, làm sản lượng giảm.

Sản lượng tại Escondida ở Chile - mỏ đồng lớn nhất thế giới giảm 25,3% trong 9 tháng đầu năm 2011 cũng do đình công.

Tồn kho tại các kho thuộc sàn LME giảm ngày thứ 6 liên tiếp, giảm 2.300 tấn ngày xuống còn 432.375 tấn. Trong tháng này, dự trữ đồng tại sàn này giảm 8%.

Dầu thô giảm 64 US cent phiên cuối tuần, tương đương 0,7%, xuống 93,32 USD/thùng. Tuy nhiên tính chung trong tuần, dầu WTI đã tăng giá 6,8%, mạnh nhất trong vòng 8 tháng.

Mức chênh lệch giữa giá dầu Brent tại London với dầu WTI đã giảm xuống dưới 17 USD, từ mức trên 22 USD tuần trước đó.

Ngô tuần qua tăng giá mạnh trở lại, bởi nhu cầu mua từ Trung Quốc. Trung Quốc đã mua 900.000 tấn ngô Mỹ - một trong những đợt mua lớn nhất trong lịch sử của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cho thấy nhu cầu đang tăng mạnh.

Bộ Nông nghiệp Mỹ ngày 13/10 cho biết Trung Quốc tiến hành hợp đồng mua ngô lớn này mặc dù dự kiến sẽ có một vụ ngô bội thu trong năm nay, với tổng sản lượng ước đạt khoảng 176 triệu tấn (bắt đầu được thu hoạch tù ngày 1/10/2010).

Theo ông Hanver Li, giám đốc hãng nghiên cứu thị trường Shanghai JC Intelligence Co. Ltd., thì đợt nhập khẩu ngô mới này là cần thiết để giúp Trung Quốc gia tăng lượng ngô dự trữ đang vơi dần trong nước và tránh tác động tăng giá trong dài hạn. Ông Li cho biết Trung Quốc dự kiến sẽ còn phải nhập khẩu thêm từ 7-10 triệu tấn ngô trong vòng 12 tháng tới, và dự đoán lượng ngô nhập khẩu trung bình hàng năm của nước này sẽ lên tới 15 triệu tấn tới năm 2015.

Trong thập niên 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã từng là nhà xuất khẩu ngô lớn trên thế giới, song việc xuất khẩu loại nông sản này đã bắt đầu giảm dần từ sau năm 2003 và đến năm 2009 thì hầu như hết hẳn. Trong năm 2010, Trung Quốc đã bắt đầu trở thành nhà nhập khẩu ngô ròng.

Trở thành nhà nhập khẩu ngô ròng kể từ năm 2009, Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với nhu cầu gia tăng không ngừng đối với ngô - vốn chủ yếu được sử dụng ở Trung Quốc trong chăn nuôi gia súc, khi thu nhập tăng lên khiến người dân ăn thịt nhiều hơn trước đây.

Khoảng 70% lượng tiêu thụ ngô ở Trung Quốc được dùng cho chăn nuôi gia súc, phần còn lại được sử dụng để sản xuất rượu, cồn, bột ngô và các sản phẩm khác. Chỉ có một lượng rất nhỏ là được người ăn trực tiếp.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, giá ngô trên sàn giao dịch nông sản Chicago đã tăng tới 70% trong vòng hai năm qua, mặc dù đã tạm dịu xuống từ các mức cao kỷ lục trong tháng 6 vừa qua.

Giá cà phê tuần qua nằm trong số những mặt hàng hiếm hoi giảm giá và các thương gia nhận định giá có thể sẽ còn tiếp tục giảm nữa bởi nguồn cung sẽ dồi dào từ Brazil - nước xuất khẩu cà phê arabica lớn nhất thế giới.

Giám đốc điều hành của Illycafe Spa - công ty kinh doanh cà phê lớn thứ hai của Italia, cho biết sản lượng cà phê của Brazil có thể đạt 60 triệu bao trong vụ mùa từ tháng 5 đến tháng 9/2012, vượt kỉ lục 55 triệu bao trong năm 2010, và giá cà phê arabica có thể giảm 23% vào niên vụ mới.

Cụ thể, giá có thể xuống 1,8 - 2 USD/lb trong năm tới khi quốc gia Nam Mỹ này sẽ có 1 mùa thu hoạch bội thu.

Tuy nhiên, lo ngại dự trữ cà phê toàn cầu thấp, chưa đủ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sẽ giữ giá cà phê gần ngưỡng 2,3 USD/pound - mức khá cao. Theo ông Illy, cần mất 2-3 năm để khôi phục được mức dự trữ đủ để bình ổn thị trường.

Khi giá cà phê arabica giao dịch trên sàn New York đạt mức kỉ lục 2,9665 USD/lb hôm 9/3, ông Illy đã nhận định giá cà phê tại New York đã bị định giá cao hơn tới 50% so với thực tế bởi các nhà đầu cơ thổi phồng giá kỳ hạn lên. Theo ông, giá cà phê ở ngưỡng 1,8 - 2 USD/lb là hợp lí.

Đường tuần qua cũng giảm cùng chiều với cà phê, song các thương gia nhận định việc giá giảm có thể thúc đẩy Trung Quốc nhập khẩu như nước này đã từng làm với mặt hàng ngô. Nước này có thể sẽ xem xét dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu lần đầu tiên trong 7 năm qua.

Nguồn dự trữ đường ngày càng cạn kiệt của Trung Quốc do nguồn cung nội địa không đủ để đáp ứng nhu cầu, có thể đẩy nước này tăng cường nhập khẩu.

Trung Quốc đã xác nhận hạn ngạch nhập khẩu đường ở mức thuế thấp trong năm 2012 sẽ giữ ở mức 1,945 triệu tấn, mức hạn ngạch áp dụng từ năm 2005; trong đó, 70% sẽ được phân phối quyền nhập khẩu cho các doanh nghiệp nhà nước.

Những nhà giao dịch tại Trung Quốc dự đoán chính phủ nước này có thể nới rộng hạn ngạch nhập khẩu ở mức thuế thấp để tăng mức thuế thu thêm 15%.

USDA ước tính Trung Quốc có thể sẽ nhập khẩu 2,2 triệu tấn đường trong năm 2011/12, cao hơn mức dự đoán trước đó của USDA ở mức 1,85 triệu tấn, nhưng vẫn thấp hơn so với những ước tính từ nguồn khác.

Sản xuất đường của Trung Quốc đang suy giảm, một phần do thời tiết khô trong thời gian dài và nhiều khu vực trồng mía tại Trung Quốc ở miền núi thiếu hệ thống thủy lợi để dẫn nước lên; đồng thời, giá nhiên liệu, phân bón và nhân công cao cũng khiến nông dân nước này lưỡng lự đầu tư dài hạn.

Với đậu tương, mặt hàng Trung Quốc là nhà nhập khẩu hàng đầu, hoạt động thu mua trên thị trường thế giới diễn ra thường xuyên hơn, với sự chuyển đổi nhịp nhàng giữa hai nhà cung cấp, từ Mỹ dịp cuối năm sau khi mùa thu hoạch kết thúc, sau đó chuyển sang nhập đậu tương Nam Mỹ từ tháng 3, khi luồng đậu tương đầu tiên từ khu vực này được tung ra thị trường.

Giá hàng hoá thế giới:

Hàng hoá

ĐVT

29/10

22/10

So với cuối 2010

Dầu thô WTI

USD/thùng

93,36

87,64

2,2%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

109,97

109,96

 16,1%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

3,923

3,629

-10,9%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1747,20

1636,10

 22,9%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1742,09

1638,99

 22,7%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 370,60

 322,30

-16,7%

Đồng LME

USD/tấn

 8168,50

 7145,25

-14,9%

Dollar

 

 75,041

 76,258

 -5,0%

CRB

 

323,070

311,080

 -2,9%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

655,00

649,25

4,1%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1217,00

 1212,25

-12,7%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

644,50

632,00

-18,9%

Cà phê Mỹ

 US cent/lb

 235,15

 244,85

 -2,2%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2748,00

2566,00

 -9,5%

Đường Mỹ

US cent/lb

26,15

26,48

-18,6%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 35,288

 31,193

 14,1%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1637,60

1503,70

 -7,9%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 668,35

 618,25

-16,8%

(T.H – Reuters)