(VINANET) – Giá dầu và kim loại giảm trong phiên giao dịch cuối tuần, 11-1 (kết thúc vào rạng sáng 12-1) do lo ngại về triển vọng nhu cầu,t rong khi một số nông sản lớn tăng giá, góp phần đẩy chỉ số giá CRB tăng phiên cuối tuần.

Tính chung trong tuần, chỉ số 19 hàng hóa cũng tăng, một phần do đồng USD giảm giá.

Đồng bạc Mỹ tiếp tục giảm giá phiên cuối tuần, xuống mức thấp nhất so với euro kể từ tháng 4, do thị trường tiếp tục hy quyết sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu tuần qua giữ nguyên lãi suất sẽ kích thích kinh tế khu vực tăng trưởng.

Chỉ số CRB tăng khoảng 2% phiên cuối tuần nhờ cà phê, lúa mì và ngô tăng.

Khí gas cũng tăng thêm 4% và là ngày thứ 2 liên tiếp tăng giá.

Tính chung trong tuần, CRB tăng 0,9%.

Trung Quốc – yếu tố rủi ro

Một số thương gia nghi ngờ liệu Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai gần hay không.

Các số liệu mới nhất cho biết tỷ lệ lạm phát tại Trung Quốc trong tháng 12/2012 đã tăng lên đáng kể so với các tháng trước đó, cho thấy nền kinh tế này có thể đang tăng nóng. Thị trường dầu mỏ hiện đang chờ đợi thêm những số liệu kinh tế mới sắp được công bố để có phương hướng giao dịch rõ ràng hơn trong những phiên tiếp theo.

Giá đồng kỳ hạn 3 tháng tại London giảm 0,8% phiên cuối tuần, kết thúc ở 8.045 USD/tấn. Nhu cầu từ Trung Quốc, nước tiêu thụ hàng đầu thế giới, vẫn yếu.

Giá dầu giảm trong phiên cuối tuần nhưng lượng giao dịch nhiều. Dầu thô tại London giảm 1,1% xuống 110,64 USD/thùng, một lần nữa giảm xuống dưới mức thấp trung bình 100 ngày là 111,05 USD. Xăng Mỹ kỳ hạn giá giảm 2%, mức giảm mạnh nhất trong ngày kể từ đầu tháng 11.

Thị trường năng lượng tuần qua trồi sụt chủ yếu theo những số liệu kinh tế tại hai nền kinh tế đầu tàu Mỹ và Trung Quốc, cũng là hai nhà tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới.

Giá vàng cũng giảm phiên cuối tuần, do áp lực lạm phát gia tăng ở Trung Quốc làm lu mờ hy vọng sẽ có thêm chương trình kích thích từ nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Giá vàng thỏi giảm xuống dưới mức trung bình, giảm 0,7% phiên cuối tuần, xuống quanh mức 1.662 USD tại New York.

Sau 6 tuần đi xuống liên tiếp (chuỗi giảm giá dài nhất của vàng kể từ tháng 6/1999), giá vàng tuần qua đã "quay đầu" trở lại với mức tăng khiêm tốn 0,2%, chủ yếu nhờ "mãi lực" ở khu vực châu Á.

Tính từ đầu năm tới nay, giá vàng đã "bốc hơi" 1% sau khi giảm mạnh trong quý 4/2012 (là quý giảm mạnh nhất trong 4 năm trở lại đây). Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích của Credit Suisse và Barclays đều dự báo rằng, những thống kê kinh tế khả quan của Trung Quốc và xu hướng mất giá của đồng USD sẽ mở đường để giá vàng phục hồi trong năm 2013 này.

Cũng trong tuần qua, nhà phân tích Li Ning, thuộc Shanghai CIFCO Futures, nhận định giá vàng có cơ hội phá mốc trên 1.800 USD/ounce, thậm chí vượt trên 1.900 USD/ounce trong nửa đầu năm 2013, nhờ đà phục hồi yếu của kinh tế Mỹ và chương trình nới lỏng tiền tệ của các ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, giá kim loại quý này có thể yếu đi vào nửa cuối năm, nếu kinh tế toàn cầu tạo được đà phục hồi vững và các biện pháp kích thích kinh tế bị thu hẹp.

Trên thị trường ngũ cốc, giá ngô kỳ hạn tại Chicago tăng 1,4% lên 7,08-3/4 USD/bushel sau khi có lúc đạt mức cao kỷ lục trên 7,23 USD.

Lúa mì có phiên tăng giá mạnh nhất kể từ cuối tháng 11. Lúa mì kỳ hạn 3 tháng tại Chicago tăng 1,4% giống như ngô, lên 7,54-3,4 USD/bushel.

Cà phê arabica tăng hơn 2% tại New York lên mức cao nhất 1 tháng. Còn tại Sàn giao dịch nông sản London (LIFFE), giá càphê Robusta giao cùng kỳ giảm từ 1.937 USD/tấn xuống 1.929 USD/tấn.

Trong tuần qua, thị trường càphê biến động trái chiều khi giá càphê Robusta giảm trong khi giá càphê Arabica lại nhích lên so với cuối tuần trước nữa.

Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định, giá càphê Arabica sẽ còn tiếp tục đi xuống trong cả năm 2013 dưới sức ép từ nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu lại sụt giảm tại các thị trường chủ chốt như châu Âu và Mỹ.

Cho tới thời điểm này, nhu cầu về càphê Arabica vẫn chưa thấy có dấu hiệu cải thiện trong khi vụ càphê năm nay ở Brazil - quốc gia sản xuất và xuất khẩu càphê hàng đầu thế giới, nhiều khả năng bội thu kỷ lục.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

93,77

-0,26

-0,3%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

110,47

-1,42

-1,3%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

3,327

0,134

 4,2%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1660,60

 -17,40

-1,0%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1661,55

-0,89

-0,1%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 365,40

-5,50

-1,5%

Đồng LME

USD/tấn

 8045,00

 -70,00

-0,9%

Dollar

 

 79,546

 -0,192

-0,2%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

708,75

10,00

 1,4%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1424,75

 7,25

 0,5%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

754,75

10,25

 1,4%

Cà phê arabica

 US cent/lb

 153,35

 3,70

 2,5%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2256,00

 -13,00

-0,6%

Đường thô

US cent/lb

19,17

 0,21

 1,1%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 30,408

 -0,510

-1,6%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1629,30

-3,10

-0,2%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 701,45

-0,75

-0,1%

(T.H – Reuters)