• CRB tăng 0,75% phiên cuối tuần, mạnh nhất kể từ tháng 11
  • Dầu dẫn đầu đà ttawng do giảm lo ngại về triển vọng kinh tế thế giới
  • Vách đá tài chính Mỹ ngăn chặn đà tăng

(VINANET) – Hàng hóa thế giới phiên cuối tuần (14-12, kết thúc vào rạng sáng 15-12) tăng mạnh nhất trong vòng 2 tuần, nhờ những số liệu lạc quan từ Trung Quốc và Hoa Kỳ bù lại những lo ngại về sự gia tăng trầm trọng ở khu vực đồng eurro và khủng hoảng tài chính ở Washington.

Theo kết quả điều tra sơ bộ, lĩnh vực sản xuất Trung Quốc đầu tháng 12 tăng trưởng nhanh nhất trong vòng 14 tháng nhờ số đơn đặt hàng mới và tỷ lệ việc làm gia tăng.

Sản xuất ở các nhà máy Mỹ tháng 11 cũng tăng mạnh nhất trong vòng gần 1 năm, làm dịu đi những lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu.

Giá dầu mỏ dẫn đầu đà tăng, tăng khoảng 1%, trong khi các thị trường ngũ cốc tuần qua hầu hết giảm. Đồng cũng tăng phiên cuối tuần, trong khi vàng không thay đổi so với phiên giao dịch trước.

Chỉ số đồng đô la Mỹ giảm 0,4% cũng hỗ trợ giá nguyên liệu tăng.

Chỉ số giá 19 nguyên liệu Thomson Reuters-Jefferies CRB tăng 0,75% lên 294,9, kết thúc một tuần gần như không thay đổi. Chỉ số này đã giảm 3,4% so với hồi đầu năm.

“Dầu là mặt hàng đặc biệt chịu ảnh hưởng bởi tiềm năng nhu cầu của Trung Quốc, và bất kỳ dấu hiệu tăng trưởng nào ở Trung Quốc cũng đều có ảnh hưởng tích cực tới giá dầu”, nhà môi giới Tony Machacek thuộc Jefferies Bache ở London cho biết.

Nhưng triển vọng kinh tế khu vực đồng euro vẫn bi quan. Số liệu đáng thất vọng từ lĩnh vực sản xuất của Đức và tỷ lệ thất nghiệp tăng ở khu vực đồng euro phủ bóng đen lên số liệu quản lý sức mua nhích tăng nhẹ.

Trong khi đó, những cuộc thương lượng về “vách đá tài chính” Mỹ vẫn tiến triển chậm chạp, rủi ro sang năm 2013 thuế sẽ tự động tăng thêm 600 tỷ USD và chi tiêu giảm sút – điều có thể đẩy kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái.

Nhà đầu tư vẫn tiếp tục hoài nghi về triển vọng dài hạn của thị trường trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn còn ì ạch. Còn về ngắn hạn, dù ít nhất thị trường vẫn còn niềm tin là một thỏa thuận chung đạt được có thể giúp nền kinh tế Mỹ tránh được những tác động xấu nhất, thì kể cả trong trường hợp đó, các chuyên gia kinh tế cũng khó mà yên tâm được.

Các nhà kinh tế thuộc Deutsche Bank cho rằng, đây là một đòn giáng vào niềm tin và vào các thị trường. Ngoài ra, nó còn có nghĩa là tăng trưởng sẽ chậm hơn dự kiến, dù có thể tránh được suy thoái.

Tuy nhiên, cũng có những nhận định lạc quan hơn, như nhà phân tích Peter Cardillo tại Rockwell Global Capital, khi ông này cho rằng có thể sẽ có một số thỏa thuận đạt được vào trước dịp lễ Giáng Sinh và nếu điều đó thực sự xảy ra thì thị trường chứng khoán sẽ tăng rất mạnh vào cuối năm.
Năng lượng

Phiên cuối tuần, giá dầu Brent kỳ hạn giao tháng 1 tăng 1,24 USD hay 1,15% lên 109,15 USD/thùng, bởi dự báo nhu cầu sẽ cải thiện ở Trung Quốc – nước tiêu thụ nhiều dầu lớn thứ 2 thế giới. Tính chung trong tuần, dầu Brent tăng 2,13 USD hay 2%.

Trên sàn Nymex, giá dầu thô giao tháng 1 chốt phiên tăng 84 cent, tương đương 1% lên 86,73 USD/thùng. Giá dầu thô tăng 0,9% trong tuần này, tuần tăng giá thứ 5 liên tiếp.

Giá dầu được hỗ trợ tăng khi số liệu từ Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho thấy, sản lượng công nghiệp Mỹ tăng 1,1% trong tháng 11, sau khi giảm 0,7% trong tháng 10. Mức tăng trưởng này cao hơn nhiều so với dự báo tăng 0,3% của các nhà kinh tế.

Số liệu từ Bộ lao động Mỹ trước đó cũng cho thấy, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp Mỹ xuống thấp nhất 9 tuần trong tuần kết thúc vào ngày 8/12.

Tại Trung Quốc, nền kinh tế tiếp tục có dấu hiệu phục hồi trong quý IV với ngành sản xuất tháng 12 tăng trưởng mạnh nhất 14 tháng. Theo số liệu của HSBC, chỉ số quản lý thu mua tháng 12 của Trung Quốc tăng lên 50,9 điểm, so với 50,5 điểm trong tháng 11, đánh dấu tháng tăng trưởng thứ 2 liên tiếp.

Tuần qua nhiều thương gia cũng bị thu hút bởi thông tin hoạt động ở nhà máy lọc dầu khổng lồ ở Whiting (Indiana) của BP Plc. bị hoãn lại.

BP đã hoãn kế hoạch khởi động lại nhà máy sản xuất dầu chua với công suất 260.000 thùng/ngày cho đến giữa tháng 4, thông tin từ công ty nghiên cứu năng lượng IIR Energy.
BP từ chối đưa ra thông tin về thời gian, tuy nhiên chia sẻ rằng dự án trùng tu lại nhà máy lọc dầu ở Whiting vẫn đang được hoàn thiện.

Trong cuộc họp tuần qua, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã thống nhất giữ mức trần sản lượng 30 triệu thùng/ngày được thiết lập từ 1 năm trước, bất chấp nhu cầu dầu toàn cầu vẫn tăng trưởng chậm chạp. Tuy nhiên, số liệu cho thấy sản lượng dầu OPEC trong tháng 11 xuống thấp nhất 1 năm do Ảrập Xêút giảm sản lượng.

Tranh chấp giữa Iran và Phương Tây về chương trình hạt nhân của Tehran tiếp tục là định mức phí rủi ro địa chính trị cho dầu.

Vàng bạc

Giá vàng tuần qua tiếp tục đi xuống trong bối cảnh thiếu thông tin hỗ trợ. Trong tuần

có tới 4 phiên giảm và chỉ 1 phiên tăng, Dự báo thị trường tuần tới sẽ tiếp tục ảm đạm  khi bước vào tuần giao dịch cuối cùng của năm 2012.

Biến động nhẹ quanh ngưỡng 1700 – 1710 USD/ounce trong hai phiên đầu tuần, giá vàng giao ngay trên thị trường thế giới đã bất ngờ tăng mạnh lên sát 1725 USD/ounce trong phiên 12/12. Tuy nhiên đà tăng nhanh chóng đảo chiều ngay ở cuối phiên khi đóng cửa ở mức 1711,6 USD/ounce. Trong hai phiên cuối tuần, giá tiếp giảm trở lại và chốt ở 1696,2 USD/ounce, giảm 0,4% so với đầu tuần.

Nguyên nhân chính đẩy giá tăng vào giữa tuần là bởi kế hoạch của Cục dự trữ liên bang Mỹ tiếp tăng quy mô mua trái phiếu chính phủ mỗi tháng lên 45 tỷ USD sau khi chương trình Operation Twist kết thúc, từ mức 40 tỷ USD công bố hồi tháng 9.

Mặc dù các cuộc thương lượng của Mỹ vẫn đang bế tắc, song nhà phân tích Daniel Smith của ngân hàng Standard Chartered vẫn lạc quan cho biết “thị trường đều cho rằng các chính trị gia sẽ đạt được một thỏa thuận hợp lý và điều này sẽ có lợi cho giá vàng”, cho biết. “Giá vàng sẽ đi lên khi các thị trường chứng khoán đi lên nhưng theo tôi thì vàng sẽ đi sau một chút”.

Nhận định về xu hướng thị trường trong tuần tới, các chuyên gia được Kitco khảo sát tương đối chia rẽ. Trong số 26 người tham gia khảo sát, 12 chuyên gia nhận định giá tăng, 5 người tin rằng giá sẽ giảm và có tới 9 người cho rằng giá kim loại quý này ít biến động.

Nông sản

Giá ngũ cốc kỳ hạn tăng phiên cuối tuần, với lúa mì hồi phục từ mức thấp nhất nhiều tháng, và ngô cũng đảo chiều sau 6 phiên giảm.

Đậu tương kỳ hạn tăng phiên thứ 3 liên tiếp.

Trên thị trường lúa gạo, các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam tuần qua giảm giá bán để hấp dẫn khách hàng trong bối cảnh thị trường trầm lắng trước kỳ nghỉ Giáng sinh và Năm mới và giá gạo Ấn Độ rất thấp.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

+/-(so với đầu năm)

Dầu thô WTI

USD/thùng

86,83

 0,94

 1,1%

-12,1%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

109,20

 1,29

 1,2%

1,7%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

3,314

 -0,033

-1,0%

 10,9%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1695,80

 0,20

 0,0%

8,2%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1694,25

-2,44

-0,1%

8,3%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 366,50

 2,05

 0,6%

6,7%

Đồng LME

USD/tấn

 8065,00

-9,00

-0,1%

6,1%

Dollar

 

 79,599

 -0,329

-0,4%

 -0,7%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

718,75

 6,50

 0,9%

 11,2%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1496,00

19,50

 1,3%

 24,8%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

801,00

 8,00

 1,0%

 22,7%

Cà phê arabica

 US cent/lb

 137,40

 2,15

 1,6%

-39,8%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2452,00

 0,00

 0,0%

 16,3%

Đường thô

US cent/lb

19,01

 0,47

 2,5%

-18,2%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 32,223

 -0,057

-0,2%

 15,4%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1619,50

 7,60

 0,5%

 15,3%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 700,80

10,55

 1,5%

6,8%

(T.H – Reuters)