Những tín hiệu lạc quan mà lãnh đạo hai nước mang đến giống như một sự khích lệ cho các nhà đầu tư, chỉ số Dow Jones hôm thứ sáu tuần trước tăng ở mức 3,14% - mức cao nhất trong năm tuần qua. Thị trường cổ phiếu Trung Quốc cũng đóng cửa ở mức 2500 điểm.

Tuy nhiên, giới phân tích với thái độ bình tĩnh vẫn tỏ ra lo ngại và hoài nghi. Họ nghi ngờ thị trường cổ phiếu Mỹ tăng và vẫn chưa có được sự hỗ trợ nào từ thị trường tín dụng. Mặc dù giữa các ngân hàng đã lại bắt đầu nới lỏng tiền tệ, nhưng vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy các ngân hàng đang cung cấp các khoản vay cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Theo số liệu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED, trong hai tháng đầu năm 2009, các khoản vay và tốc độ tăng vốn cho vay đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2002. Tháng 2/2009, các khoản vay tuần hoàn như thẻ tín dụng cũng giảm 9,7% so với cùng kỳ năm ngoái – biên độ giảm lớn nhất từ năm 1978 đến nay. Các nhà phân tích cho rằng, việc tăng điểm của thị trường chứng khoán vẫn khó có thể nói rằng đã xuất hiện sự phục hồi.

Còn về thị trường cổ phiếu Trung Quốc, mặc dù mức tăng điểm lần này là cao nhất toàn cầu, nhưng theo các nhà phân tích, nỗi lo sợ chính là tăng càng nhiều thì nghi vấn càng nhiều. Có người cho rằng, thì trường cổ phiếu tăng chỉ là do các ngân hàng nới lỏng việc cho vay, chứ không cho thấy thị trường đã phục hồi.

Mặc dù giới phân tích vẫn tỏ ra quan ngại trước sự tăng điểm của thị trường chứng khoán, nhưng có một điểm họ chắc chắn rằng, thị trường cổ phiếu của hai nước đều tăng điểm là nhờ chính sách “nới lỏng tiền tệ vừa phải” của hai nước. Sau khi cơn bão tài chính xảy ra hồi tháng 9 năm ngoái, thị trường tín dụng Mỹ rơi vào trạng thái đóng băng, các ngân hàng đua nhau giảm lãi suất. Sau đó, FED phải bắt tay đầu tư trực tiếp vào thị trường tín dụng, bơm một lượng vốn lớn vào hệ thống tiền tệ.

Chính sách tiền tệ của Trung Quốc cũng được chứng khoán Macquarie và Chứng khoán Nomura đưa vào loại “chính sách nới lỏng tiền tệ vừa phải”. Ngân hàng trung ương Trung Quốc vẫn duy trì lãi suất ổn định, không ngừng tăng lượng cung ứng tiền tệ.

Chính sách tiền tệ của Trung – Mỹ mặc dù “cùng đường” nhưng hiện tại vẫn có sự khác biệt. Trung Quốc lập kế hoạch ban tặng cho những kế hoạch kinh tế, Chính phủ có thể quyết định phương hướng cho vay và chi tiêu đầu tư. Còn tại Mỹ, những ngân hàng nhận được tiền cứu trợ của chính phủ lại vẫn tiếp tục mở rộng các khoản vay được hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng phê bình là có tính tranh đoạt. Điều này hiển nhiên trái ngược với mục đích ban đầu của chính phủ Mỹ.

Chính phủ Mỹ đã sở hữu cổ phần của hàng trăm ngân hàng, đồng thời còn nắm quyền khống chế và kiểm soát cổ phần của một số cơ quan tài chính quan trọng. Việc Chính phủ mở rộng sự “chỉ đạo” các nghiệp vụ cơ bản đối với các ngân hàng sợ rằng đã như “cá nằm trên thớt”. Nếu như vậy, ai có thể quả quyết phủ nhận rằng nền kinh tế “hôm nay” của Trung Quốc không phải là nền kinh tế “ngày mai” của Mỹ?
( Vitinfo)

Nguồn: Internet