Quyết định của ANCI ngụ ý rằng vấn đề đang gây tranh cãi sâu sắc về các biện pháp chống bán phá giá, vốn đang phô bày sự rạn nứt về chính sách thương mại giữa các nước có nhiều lợi ích và những nước không được hưởng gì cả, sẽ vẫn nằm trong chương trình nghị sự năm nay và cả năm tới nữa.
 
Chủ tịch ANCI, Vito Artioli nói: “Chúng tôi đang chuẩn bị tài liệu để đệ trình cho Ủy ban châu Âu, ye6y cầu gia hạn thuế này, vì việc bán phá giá đã nghiêm trọng hơn năm 2006 khi sắc thuế này lần đầu tiên được áp dụng.”
 
Sau một cuộc chiến dài hơi, ANCI và các tập đoàn thương mại tại 13 nước châu Âu đã thuyết phục Liên minh châu Âu áp đặt thuế nhập khẩu giày da vào năm 2006 sau khi các chuyên gia phát hiện thấy nhiều nhà sản xuất giày đang bán phá giá giày tại thị trường châu Âu với mức giá thấp một cách bất hợp pháp.
 
Các biện pháp này đã bị chỉ trích hoàn toàn vào năm 2006. Tuy nhiên kể từ đó động thái của EU nhằm làm giảm nhẹ bớt các biện pháp chống bán phá giá của mình đã hầu như không có gì do nền kinh tế suy yếu hơn đã khiến các nhà chính trị trở nên hạy cảm hơn với những khiếu nại của các nhà sản xuất. Họ cũng đang lo ngại về việc mất việc làm do việc chuyển dịch cơ sở sản xuất của các công ty.
 
Chủ nghĩa bảo hộ đã nổi lên thành đề tài thu hút phiếu bầu trong chiến dịch tranh cử ở Mỹ như ứng cử viên Đảng Dân chủ Barack Obama biểu lộ mối quan ngại rằng nền kinh tế Mỹ đã bị thiệt hại do tự do mậu dịch.
 
Artioli cho rằng giày da nhập khẩu của Trung Quốc và Việt Nam đã trở nên rẻ hơn và ngày càng nhiều hơn trong vòng 2 năm qua.
 
Tuy nhiên các hiệp hội các nhà sản xuất giày khác lại không chia sẻ quan điểm với ANCI.
 
“EU hạn chế thuế trong 2 năm là vì 1 lý do: chúng làm tổn hại cá người tiêu dùng lẫn ngành công nghiệp giày hiện đại của châu Âu,” theo lời ông Chủ tịch ngành hàng thể thao châu Âu Horst Widmann.
 
“Một thiểu số yếu tố bảo hộ… không nên lạm dụng chế dộ chống bán phá giá của EU.”
 
Ông Artioli cho biết ANCI với 850 công ty thành viên muốn yêu cầu đánh thuế thêm 5 năm nữa.
 
Cho đến 7/7, các nhà sản xuất giày phải yêu cầu EU gia hạn thuế này. EU có 12 đến 15 tháng kể từ ngày hết hạn 7/10 để thực hiện một cuộc điều tra chống bán phá giá để xác định xem liệu có xảy ra bán phá giá hay không.
 
 

Nguồn: Internet