*Trên 51 tỷ đồng xúc tiến thương mại năm 2009

Theo quyết định số 3581/QĐ-BTC vừa được Bộ trưởng Bộ Công Thương ký ban, số tiền dành cho xúc tiến thương mại năm 2009 nhằm tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt Nam cũng như kích cầu tiêu dùng nội địa là 51 tỷ đồng.

Theo đó, số tiền hơn 51 tỷ đồng sẽ là khoản tiền hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam tiến hàng các hoạt động như: Khảo sát thị trường, tổ chức hội thảo, tọa đàm và các hoạt động quảng bá thương hiệu...

Chương trình sẽ bắt đầu thực hiện từ Quí III/2009 và sẽ kéo dài trong các năm tiếp theo. Đây được xem là khâu đột phá của chương trình tổng thể về kích cầu tiêu dùng hàng nội địa, góp phần duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

*Đẩy mạnh thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ

Ngày 22/7, nhân hội nghị Bộ trưởng thương mại APEC 2009 tại Singapore, Bộ trưởng Bộ Công Thương vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Đại diện Thương mại Ronald Kirk Hoa Kỳ đã tiến hành phiên họp thường niên cấp Bộ trưởng Hội đồng hợp tác liên chính phủ trong khuôn khổ thoả thuận đầu tư, thương mại (TIFA).

PhíaVN đã đánh giá cao tầm quan trọng hang đầu của thị trường Hoa Kỳ, đồng thời trao đổi các biện pháp cụ thể tạo thuận lợi cho xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang Hoa Kỳ. 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch thương mại hai bên ước đạt 6,2 tỷ USD; FDI của Hoa Kỳ tại Việt Nam hiện đạt gần 5 tỷ USD.

*Ký hợp đồng xuất khẩu 5,4 triệu tấn gạo

Từ đầu tháng 7 đến nay, các doanh nghiệp XK ký hợp đồng bán thêm 198.000 tấn gạo, đưa tổng lượng gạo đã ký XK năm 2009 lên 5,4 triệu tấn.

Mức giao hàng hiện nay khá chậm vì hợp đồng đã ký trong tháng 6 đa phần có giá dưới 400 USD/tấn trong khi hiện tại giá gạo nguyên liệu giao đến tàu đã tương đương 410 USD/tấn. Các chuyên gia ở Viện Chính sách & Chiến lược PTNT khuyến cáo các nhà XK nên bán nhanh vì giá gạo thế giới đang giảm nhẹ. Giá gạo lên xuống chưa thể dự đoán vì Ấn Độ và Thái Lan chưa quyết định tung gạo dự trữ ra xuất khẩu.

*3 kiến nghị ổn định kinh tế vĩ mô

Giám đốc Trung tâm  Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia (Bộ KH-ĐT) vừa đưa ra 3 kiến nghị ổn định kinh tế vĩ mô, đó là: Tập trung cho việc giải ngân tốt, có chất lượng các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản; tập trung sức, quan tâm mở rộng thị trường trong nước đồng thời mở rộng thị trường ngoài nước; suy giảm kinh tế Việt Nam trong thời gian qua không chỉ do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới mà còn là sự yếu kém mang tính cơ cấu trong nền kinh tế.

*Đề xuất bỏ cơ chế khoán với xe buýt

Phó cục trưởng Cục Đường bộ cho rằng, hoạt động của xe buýt hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Cục đề xuất thực hiện cơ chế quản lý tập trung thay thế cơ chế khoán vốn đang thực hiện tại các hợp tác xã hiện nay. Đồng thời, ưu tiên phát triển các loại phương tiện có sức chứa trung bình từ 45-80 chỗ ngồi. Ngoài ra, Cục còn kiến nghị Bộ TC xây dựng cơ chế hỗ trợ một phần lãi suất vốn vay NH; cơ chế trợ giá cho xe buýt tại các địa phương.

*Phiên giao dịch ngày 23/7/2009: VN-Index tăng mạnh trong những phút cuối

Sáng nay, giao dịch tiếp tục ảm đạm trong những phút đầu giờ. Đến đầu đợt 2, VN-Index đang giảm nhẹ 1,83 điểm đột ngột tăng nhẹ 0,06 điểm trở lại khi STB bắt đầu được mua vào và cao hơn giá tham chiếu 200 – 300 đồng, trong khi SSI đang có dư bán khối lượng lớn giá thấp và quay trở lại giá tham chiếu. 149 mã tăng giá vào cuối phiên trong đó có 58 mã tăng trần là một dấu hiệu tích cực vào cuối phiên, chỉ có 7 mã giảm điểm trong đó 1 mã giảm sàn là TSC.

VN-Index đóng cửa tăng 14,72 điểm lên 434,2 điểm. Khối lượng giao dịch tăng 28,5% so với phiên trước, đạt 25,76 triệu cổ phiếu, tương đương 894,55 tỷ đồng.

Tại sàn Hà Nội, tính đến 10h, HNX Index tăng nhẹ 0,63 điểm lên 140,45 điểm. Tuy nhiên, đến khi thị trường đóng cửa, chỉ số này đã tăng lên đến 147,55 điểm, tương ứng tang 7,73 điểm (5,53%) so với ngày 22/7.

Sự bứt phá mạnh mẽ của các cổ phiếu chủ chốt trong thời gian giao dịch cuối ngày đã kéo các cổ phiếu khác tăng mạnh. Tại thời điểm đóng cửa, toàn thị trường có 182 mã tăng giá, 17 mã đứng giá và chỉ có 8 mã giảm giá.

*Thị trường vàng trong nước ngày 23/7: giá tăng lên 21,2 triệu đồng lượng

Giá vàng trong nước sáng 23/7 tăng thêm từ 40-50.000 đồng/lượng sau khi vàng thế giới tăng giá trở lại vào đêm qua.

Chi nhánh Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn tại Hà Nội sáng 23/7 niêm yết giá ở mức 21,13 – 21,2 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giá mua tăng 40.000 đồng/lượng và giá bán tăng 40.000 đồng/lượng so với 22/7.

Trong khi đó, giá vàng miếng rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức 21,11 –  21,18 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giá mua tăng 10.000 đồng/lượng và giá bán tăng 20.000 đồng/lượng.

Giá vàng SBJ của Công ty vàng bạc đá quý Sacombank-SBJ được niêm yết ở mức 21,14 – 21,18 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giá mua tăng 50.000 đồng/lượng và giá bán tăng 50.000 đồng/lượng.

*Hàn Quốc thành lập siêu thị tại Việt Nam

Ngày 22/7, tập đoàn bán lẻ hàng đầu Hàn Quốc Lotte Shopping Co. đã công bố kế hoạch thành lập siêu thị đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2013.

Để thực hiện kế hoạch này, Lotte đã ký với Công ty Coralis  SA hợp đồng trị giá 69,7 tỷ Won (55,7 triệu USD) về mua giấy phép sở hữu bản quyền xây dựng một trung tâm thương mại tại Hà Nội.

Siêu thị Lotte sẽ được đặt trong một toà nhà cao 65 tầng thuộc khu liên hợp thương mại tại Thủ đô Hà Nội do chính tập đoàn Lotte cùng các thành viên đầu tư xây dựng. Khi hoàn thành, siêu thị Lotte tại Hà Nội sẽ là siêu thị thứ tư của tập đoàn này ở ngoài Hàn Quốc.

 

Nguồn: Vinanet