Tính cạnh tranh

Các nhà xuất khẩu sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường giầy dép Canađa, phải đưa ra được các sản phẩm mới hoàn toàn hoặc phải đảm bảo rằng mình là nhà cung cấp các mặt hàng hấp dẫn hơn về kiểu dáng, chất lượng, giá cả hay dịch vụ. Chiến lược tiếp thị cần tính đến:
- Giao hàng đúng hẹn, đúng quy cách đã thoả thuận
- Đảm bảo chất lượng cao ở mức giá phải chăng
- Có phương tiện lưu kho và làm hàng thích hợp
- Vật liệu bao gói phù hợp cho vận chuyển quốc tế
- Khuyến mại đặc biệt trong trường hợp bán sản phẩm mới
- Có kiến thức về thanh toán quốc tế
- Đảm bảo hàng cung cấp liên tục
- Trả lời thư từ giao dịch nhanh chóng
 

Tính phù hợp

Kích cỡ giầy dép Canađa dựa trên khung kích cỡ của Mỹ. Kích cỡ theo tiêu chuẩn Châu Âu hoàn toàn không tương thích với Canađa. Ví dụ, giầy của nam giới cỡ số 9 là một trong những cỡ phổ biến nhất ở Canađa nhưng cỡ giầy nam giới của Canađa  không trùng khớp với cỡ giầy ở Châu Âu. Hai hệ thống cũng khác nhau về tiêu chuẩn độ rộng hay bề ngang, của Châu Âu thường rộng hơn. Nhà xuất khẩu nên kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm của mình với chân người Canađa, từ đó có sự chuyển đổi kích cỡ cho phù hợp. Việc này cũng giúp cho nhà xuất khẩu dánh giá được rằng thiết bị hiện tại của mình có đáp ứng được nhu cầu tiềm năng của khách hàng Canađa hay không.
 

Chất lượng sản phẩm

Độ bền và hình dáng bên ngoài là hai yếu tố xác định chất lượng giầy dép ở Canađa. Tất cả các bộ phận nên được thử nghiệm về độ mài mòn, độ cứng, độ dính, độ mềm dẻo, độ mất màu và khả năng chống lại điều kiện khí hậu. Ví dụ, để ủng mùa đông nên duy trì được độ mềm dẻo ở nhiệt độ -40°C.
Khách hàng Canađa sẽ từ chối những loại giày dép kém phẩm chất mà dễ nhìn thấy từ bên ngoài. Hầu hết những bất đồng giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu nảy sinh từ chất lượng sản phẩm.
Caanada duy trì tiêu chuẩn riêng cho giầy dép sử dụng trong công nghiệp. Những tiêu chuẩn này khác với hệ tiêu chuẩn quốc gia, do vậy không thể hiểu rằng giầy dép được thị trường khác chấp nhận về độ an toàn thì sẽ được chấp nhận ở Canađa. Để được chấp nhận, một kiểu dáng phải được thử nghiệm và thông qua bởi Hiệp hội Tiêu chuẩn Canađa (CSA) và nơi sản xuất phải được đại diện của CSA tham quan và đồng ý.
 

Giá cả

Giá cả là yếu tố quan trọng khi thâm nhập thị trường Canađa. Giá chào hàng nên là giá FOB vì nhà nhập khẩu thường muốn tự mình trang trải chi phí bảo hiểm và vận chuyển. Hình thức thanh toán thường là CAD hoặc bằng thư tín dụng L/C. Nhà nhập khẩu thường yêu cầu có một bên bảo lãnh trong hợp đồng để đề phòng trường hợp hàng có lỗi về chất lượng. Giá bán lẻ giầy dép ở Canađa xấp xỉ bằng năm lần giá FOB tính theo USD. Mức thuế nhập khẩu dao động từ 0% đến 20%.
 

Nhãn hiệu giầy dép

Những nhãn hiệu giầy dép phổ biến như Nike, Reebok hay Adidas độc chiếm phân đoạn thị trường giầy thể thao ở Canađa. Nhãn hiệu Timberland có vị trí mạnh trọng chủng loại giầy dép ngoài trời, kế đến là Kodiak và Terra là nhãn hiệu giầy dép sử dụng trong lao động. Sorel và Kamik là nhãn hiệu giầy chống thấm nước của Canađa. Nếu nhà cung cấp kết hợp với những nhà nhập khẩu có tên tuổi, họ có thể thu lợi từ vòng quay sản xuất dài, giá mua cao, được tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm trên toàn thế giới, được đảm bảo về nguyên phụ liệu, trở thành một phần của mạng lưới các nhà sản xuất quốc tế và quan trọng hơn là nang cao được sản phẩm của chính mình treen thị trường nội địa.
 
Bao bì
Yêu cầu về bao gói và nhãn mác hàng giầy dép nhập khẩu vào Canađa rất chặt chẽ. Những lỗi về nhãn mác phải được sửa đổi trước khi hàng được đưa vào Canađa. Tất cả ngôn ngữ trên hộp đựng giầy đều cần ghi bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và ngôn ngữ gốc. Nhãn cũng phải được đánh dấu, dán, đống dấu hay đóng nhãn trên giầy ở vị trí dễ thấy, không bị che lấp bởi những thứ đi kèm. Chi tiết cần tham khảo người mua trước khi xuất khẩu.
 
Kênh phân phối   
Rất ít các nhà bán lẻ quy mô lớn ở Canađa. Các nhà bán lẻ này thường sau vài năm lại “định vị lại” và do đó phải tìm ngiồn cung mới. “Định vị lại” có thể có nghĩa là thay đổi giá, chuyển từ nhãn hiệu tư nhân sang nhãn hiệu nổi tiếng hay loại bỏ những chủng loại không còn phù hợp. Người mua thường đòi hỏi đơn đặt hàng nhỏ và bổ sung hàng hoá một cách tự động trong suốt mùa. Nếu không có nhà bán buôn hay đối tượng trung gian thì khó có đối tượng nào sẵn sàng và có thể ôm hàng tồn. Có ba kênh phân phối giầy dép chính ở Canađa bao gồm:
 
·         Từ nhà sản xuất trực tiếp đến người bán lẻ:
Đây là cách đỡ tốn kém nhất đối với người bán lẻ Canađa tuy nhiên khó duy trì ngoại trừ trường hợp kinh doanh số lượng nhiều, hàng cao cấp và nguồn cung từ cơ sở xuất khẩu có quy mô nhỏ. Người mua cố gắng thiết lập khu vực độc quyền hàng nhập khẩu của họ, điều này loại bỏ cạnh tranh tốn kém và sự mâu thuẫn. Tuy nhiên sự đặc quyền cũng có thể đưa đến một mối quan hệ kinh doanh trì trệ, không vì lợi ích của nhà xuất khẩu. Lựa chon sai khách hàng đặc quyền có thể gây tốn kém, mất thời gian và quan trọng hơn là mất thị phần.
 
·         Thông qua văn phòng đại diện:
 Một số nhà xuất khẩu thâm nhập thị trường Canađa bằng cách thiết lập văn phòng đại diện. Những nhà xuất khẩu có chiến lược dài hạn, có đủ năng lực tài chính và sự kiên nhẫn mới có thể cân nhắc phương thức này. Mặc dù người tiêu dùng ưa thích phương thức đặt hàng qua bưu điện, mua hàng qua catalogue, qua mạng Internet, nhưng đây vẫn không phải là kênh phân phối phổ biến về giầy dép ở Canađa.
Vietrade

Nguồn: Internet