Khoản ODA này được tài trợ cho Dự án Tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (giai đoạn 3); Khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả và năng lượng sạch; Xây dựng Nhà máy nhiệt điện Thái Bình và đường truyền tải (giai đoạn 1); Xây dựng đường tránh Quốc lộ 1 (giai đoạn 2) và Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng  giảm nghèo quy mô nhỏ.
 
Một phần của khoản ODA này sẽ dành cho Chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo lần 8 (PRSC 8).
 
Như vậy, kể từ năm 1992, đây là năm thứ 17 liên tiếp Chính phủ Nhật Bản cho Việt Nam vay vốn ODA với tổng số vốn cam kết lên tới hơn 1.369 tỷ JPY.
 
Trong nhiều năm qua, Nhật Bản luôn giữ vị trí là nhà tài trợ vốn ODA song phương lớn nhất cho Việt Nam. Cam kết cho vay trong năm tài khoá 2009 cũng là trị giá cam kết cho vay lớn nhất từ trước đến nay của Chính phủ Nhật Bản.
 
Thứ trưởng Bộ Tài Chính Trần Xuân Hà cho biết, trong những năm qua, các dự án vay vốn ODA Nhật Bản hầu hết tập trung trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng như năng lượng, giao thông, cảng biển, viễn thông…
 
Có thể kể đến các dự án có tác động lớn tới phát triển kinh tế -xã hội của Việt Nam như Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Nhiệt điện Phú Mỹ, Thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi, Quốc lộ 10, Quốc lộ 18, Cầu Bính, Cảng Hải Phòng, Cảng Hàng không Tân Sơn Nhất, Cầu Bãi Cháy, Xa lộ Đông - Tây TP.HCM…
 
Vẫn theo ông Hà, trong năm tài khoá này, bên cạnh việc hỗ trợ Việt Nam thực hiện các dự án về cơ sở hạ tầng, môi trường, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chính phủ Nhật Bản còn tài trợ cho Việt Nam 2 khoản vay bằng tiền mặt có tổng trị giá 54,9 tỷ JPY theo hình thức hỗ trợ ngân sách để thực hiện mục tiêu giảm nghèo và hỗ trợ kích thích phát triển kinh tế nhằm khắc phục hậu quả của khủng hoảng kinh tế.
 
 

Nguồn: Báo đầu tư