VINANET - Theo báo cáo của Textile Exchange (TE, tiền thân là Organic Exchange), cả cuộc suy thoái cũng như kinh tế bất ổn không làm ảnh hưởng đến ngành công nghiệp dệt may hữu cơ đang có sự gia tăng nhanh chóng với mức tăng trưởng 20%, ước tính đạt 5,61 tỷ USD trong năm 2010.

Theo kết quả các cuộc khảo sát và thăm dò của TE trong Báo cáo Thị trường Toàn cầu 2010 trên tờ Sustainable Textiles (Dệt may bền vững), 10 thương hiệu và nhà bán lẻ hàng đầu toàn cầu liên quan đến sử dụng sợi hữu cơ trong năm ngoái là H&M (Thụy Điển), C&A (Bỉ), Nike, Inc. (Oregon, USA), Inditex (Zara) (Tây Ban Nha), adidas (Đức), Greensource (Washington, USA), Anvil (New York, USA), Target (Minnesota, USA), Disney Consumer Products (California, USA) và Otto Group (Đức).

“Người tiêu dùng tiếp tục được cam kết hỗ trợ việc sử dụng bông hữu cơ và các loại sợi bền vững khác, trong khi các thương hiệu và nhà bán lẻ tiếp tục tạo ra các mặt hàng sản phẩm (theo hướng) bền vững hơn của mình bằng cách tiếp tục tăng cường sử dụng các loại sợi như vậy và các quá trình sản xuất đổi mới hơn”, LaRhea Pepper, giám đốc quản lý của TE nói.

 Một số thương hiệu và nhà bán lẻ đã tăng hơn gấp đôi việc sử dụng bông hữu cơ riêng lẻ cũng như có kế hoạch thực hiện việc này vào năm 2012. Các hãng khác với các chương trình lớn đang trong tiến trình triển khai. Kết quả là TE dự báo thị trường bông hữu cơ toàn cầu sẽ tăng thêm 20% trong năm 2011, ước đạt 6,2 tỷ USD năm 2011 và 7,4 tỷ USD năm 2012.

Năm 2010 là năm đầu tiên TE yêu cầu số liệu đối với ngành công nghiệp sử dụng sợi bền vững bao gồm cả sợi tái chế và sợi xenluloza. Hai loại sợi polyester tái chế và Tencel đã là hai loại đứng đầu về số lượng theo báo cáo của các công ty điều tra với tất cả đều muốn tăng đáng kể sử dụng 2 loại sợi này và các loại sợi bền vững khác trong những năm tới. Kết quả của năm 2010 sẽ là cơ sở cho báo cáo năm tới.

Các lĩnh vực quan trọng cần được thực hiện trong tương lai bao gồm xác định rõ định nghĩa hài hòa về hàng dệt bền vững hoặc ưu tiên và trang bị cho nhiều công ty hơn tham gia trong ngành công nghiệp dệt, may mặc và đồ dùng gia dụng có năng lực áp dụng sợi bền vững vào chiến lược kinh doanh và sản phẩm của họ thông qua đào tạo, các công cụ hỗ trợ và thông tin.

TE sẽ là chủ nhà của Hội nghị Hàng dệt Bền vững 2011 tại Barcelona, Tây Ban Nha từ 18/9 đến 22/9/2011. Các nhà tham luận chủ đạo gồm David Asquith, David Cook, John Frazier, Patrick Hohmann và Peter Waeber. Các lãnh đạo từ chuỗi cung cấp hàng dệt hữu cơ và bền vững trên khắp thế giới tham dự gồm adidas, Anvil Knitwear, C&A, H&M, Nike, Disney Consumer Products, Otto Group, Patagonia và nhiều hãng khác.

Được thành lập vào năm 2002, Textile Exchange (tiền thân là Organic Exchange) hỗ trợ quá trình mở rộng chợ giao dịch và nguồn cung cấp sợi bền vững và bông hữu cơ trên thế giới bằng hoạt động gắn bó với toàn bộ chuỗi giá trị, từ các chủ trang trại và các nhà cung cấp hàng dệt tới các nhà bán lẻ và người tiêu dùng. TE đã tổ chức số lượng lớn các hội thảo và khóa đào tạo tại các trung tâm trong chuỗi cung ứng trên khắp thế giới bao gồm Braxin, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Peru, Bồ Đào Nha, Nam Phi, Thụy Điển, Thái Lan, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Uganđa, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.