Giá dầu đậu tương và dầu thô tăng cũng hỗ trợ xu hướng này.

Dầu đậu tương kỳ hạn tháng 8 trên thị trường Chicago giá tăng 56 điểm đạt 33,73 US cent/lb. Dầu mỏ kỳ hạn tháng 9 giá tăng 66 US cent lên 64,01 USD/thùng.

Tại Malaysia vào lúc đóng cửa ngày 30/7, hợp đồng kỳ hạn tháng 10 giá tăng 32 Ringgit lên 2.145 Ringgit/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 21/7.

Các thương gia ước tính xuất khẩu dầu cọ Malaysia trong tháng 7 tăng 10% - 14% so với tháng trước đó, đạt 1,35 triệu – 1,40 triệu tấn.

Việc xuất khẩu dầu cọ tăng 10% có thể làm giảm lượng dự trữ xuống khoảng 1,36 triệu tấn, do nhu cầu có thể vượt sản lượng dầu cọ Malaysia.

Theo Uỷ ban Dầu cọ Malaysia, dự trữ dầu cọ của nước này trong tháng 6 đạt 1,41 triệu tấn.

Trên thị trường giao ngay, giá dầu olein cọ kỳ hạn tháng 8 tăng 10 USD đạt 680 USD/tấn, kỳ hạn tháng 9 đạt 675 USD/tấn, kỳ hạn tháng 10/11/12 tăng 10 USD đạt 667,50 USD/tấn. Dầu cọ thô giao ngay giá tăng 40 Ringgit lên 2.230 Ringgit/tấn.

Giá dầu cọ thô đã qua 3 tháng liên tục giảm giá do dự báo sản lượng dầu cọ ở các nước xuất khẩu lớn nămnay sẽ hồi phục theo chu kỳ phát triển của cây, và năm nay sẽ thêm một năm sản lượng cao kỷ lục.

Gá dầu cọ đã giảm 24% so với mức cao 2.799 Ringgit/tấn đạt được vào ngày 13/5 do đồn đoán rằng sản lượng sẽ tăng trong nửa cuối năm nay. Hợp đồng giao dịch sôi động nhất đã mất 5% giá trị trong tháng này.

Cây cọ dầu được trồng chủ yếu ở Indonexia và Malaysia, nơi chiếm 90% sản lượng toàn cầu. Khoảng 55% sản lượng hàng năm đến trong 6 tháng cuối năm.

Sản lượng của Malaysia, nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới, trong tháng 6 đã tăng 2 tháng liên tiếp.

Giá dầu cọ thô tại Malaysia, Ringgit/tấn:

Kỳ hạn

Giá 30/7

29/7

+/-

T8/09

2.230

2.185

+5

T9/09

2.161

2.130

+1

T10/09

2.145

2.113

+2

T11/09

2.136

2.112

+4

Nguồn: Vinanet