Nokia – hãng sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới – liên tục khuyến cáo thị trường sẽ suy giảm, doanh số sẽ giảm ít nhất là 5%.
Thị trường di động trị giá 190 tỷ USD đã hứng chịu một đợt khủng hoảng năm 2001 khi thị trường suy giảm 6%. Và trong thời điểm này, thị trường thiết bị cầm tay cũng đang đối mặt với nguy cơ tương tự.
Giới phân tích lo ngại về số lượng điện thoại tồn kho sẽ tăng cao. Cuộc khảo sát của 36 nhà phân tích cho thấy tổng sản lượng thị trường di động toàn thế giới sẽ giảm khoảng 6,6% trong năm nay. Trong quý IV năm ngoái, thị trường này đã giảm ước khoảng 5,7%. Kết quả này rất tệ hại bởi quý cuối năm là thời điểm mua sắm cuối năm thường mang lại doanh thu lớn nhất cho các nhà sản xuất.
Theo ông Neil Mawston – nhà phân tích của công ty Strategy Analytics, lo ngại về nền kinh tế duy thoái đang khiến cho nhiều nhà cung cấp và người tiêu dùng ngần ngại mua thêm điện thoại mới”.
Năm 2008, nhu cầu mua sắm hàng điện tử tiêu dùng đã giảm mạnh. Điều này đã khiến cho hàng nghìn việc làm bị cắt giảm, Sony phải đuổi việc 16.000 người còn Samsung và Texas Instruments đều thông báo lợi nhuận bị giảm sút mạnh.
Tập điện điện tử Laird (Anh), chuyên cung cấp thiết bị cho Nokia và các hãng sản xuất điện thoại khác, dự đoán tổng sản lượng di động toàn cầu sẽ giảm 10% trong năm 2009.
 Theo các nhà phân tích, lần này, các hãng sản xuất di động sẽ chịu một “dịch bệnh” nặng nề hơn đợt suy thoái năm 2001. Khi thị trường suy sụp năm 2001, số người mua điện thoại mới để thay thế mobile cũ chững lại nhưng doanh số thuê bao sử dụng lần đầu tiên vẫn tăng do lúc đó mức độ thâm nhập của điện thoại vẫn còn rất thấp.
 Doanh số ĐTDĐ tại thị trường Châu Âu vốn là nơi mang lại doanh thu lớn cho các nhà sản xuất, ước tính giảm mạnh trong năm 2008 và sẽ tiếp tục xu hướng này trong năm 2009. Lịch sử có thể lặp lại giống như năm 2001, khi chất đống điện thoại tồn kho.
 Nhà phân tích Geoff Blaber của công ty CCS Insight dự đoánlượng cung sẽ vẫn vượt xa nhu cầu của người tiêu dùng từ quý I/2009.
 

Nguồn: Vinanet