Cà chua: Giá tăng mạnh

Tại Lâm Đồng, sau một thời gian dài ế ẩm, giá cà chua tại đây đã tăng mạnh trở lại từ ngày 18/6/2014.

Theo đó, giá cà chua Beef tại Đà Lạt tại vườn tăng lên gấp 2 lần đạt mức 30.000 đồng/kg; cà chua thường từ chỗ phải đem đổ nay cũng tăng vọt lên 7.000 đồng/kg.

Mặc dù vậy, một thực tế đáng buồn là vào thời điểm này nông dân gần như không còn gì để bán. Và đây cũng chính là lý do khiến giá cà chua tăng lên.

Trước đó, khi cà chua ở Lâm Đồng (chủ yếu ở huyện Đơn Dương) vào chính vụ thì giá mặt hàng này lại rớt thê thảm khiến hàng trăm tấn cà chua bị nông dân mang đi đổ.

Vải quả: Được mùa,rớt giá

Năm nay, người trồng vải ở Lục Ngạn (Bắc Giang), Thanh Hà (Hải Dương) hớn hở được mùa, nhưng giá rớt mạnh đã khiến không ít người trồng vải bị lỗ nặng.

So với thời điểm cùng thu hoạch rộ nhất như năm ngoái, giá vải năm nay chỉ bằng khoảng 2/3.

Nguyên nhân giảm mạnh được cho là do nguồn cung tăng đột biên trong thời gian không dài để giữ giá quả vải đối với nhiều loại nông sản có đặc tính chỉ thu hoạch trong một thời điểm ngắn.

Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân chung nêu trên thì nguyên nhân quan trọng khiến vải rớt giá mạnh năm nay là do sức tiêu thụ từ Trung Quốc, một thị trường quan trọng chiếm khoảng 30% - 40% tổng sản lượng vải mỗi năm. Vấn đề thương lái Trung Quốc ép giá vải thiều Việt Nam không phải là mới song bên cạnh đó, đầu ra sang thị trường quan trọng này năm nay còn bị tác động bởi yếu tố căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước.

Phân bón: Diễn biến trái chiều giữa các địa phương do yếu tố mùa vụ

Tuần qua, thị trường phân bón đang diễn ra trái chiều giữa các địa phương do yếu tố mùa vụ.

Tại khu vực ĐBSCL, thị trường phân bón khá ảm đạm bởi nhu cầu cho vụ Hè Thu hiện còn khá yếu; tại miền Bắc nhu cầu không đáng kể do vụ Đông Xuân đang thu hoạch và khoảng 1 tháng nữa mới tới vụ Hè Thu (vụ mùa); trong khi đó tại khu vực miền Trung, thị trường phân bón khá sôi động bởi nhiều địa phương đang bước vào giai đoạn bón đợt 2 cho lúa Hè Thu.

Tại khu vực chợ Trần Xuân Soạn: giá ure Phú Mỹ đầu tuần này giảm 50 đồng/kg, xuống 7750-7850 đồng/kg; Ure Cà Mau cũng giảm với mức tương đương, xuống 7400 đồng/kg. Giá NPK Việt Nhật (16-16-8+13S) giảm 200-300 đồng/kg, xuống 9600-9700 đồng/kg.

Tại chợ Trần Xuân Soạn:

Urê Phú Mỹ: 7.750 – 7.850 đ/kg Ure Trung Quốc: 7.500 – 7.600 đ/kg

Ure Cà Mau: 7.400 đ/kg Ure Ninh Bình : 7.200 – 7.300 đ/kg

Khu vực miền Trung – Tây Nguyên, đã bón xong đợt 1 cho lúa Hè Thu và một số nơi đã bắt đầu bón đợt 2 nên nhu cầu vẫn khá cao. Lượng hàng các đại lý cấp 1 tại Quảng Ngãi bán ra khoảng 300-400 tấn/ngày.

Mặc dù nhu cầu cao nhưng do nguồn cung hàng cuối tuần trước và đầu tuần này đã được bổ sung nên vào đầu tuần này không có hiện tượng thiếu hàng, giá các mặt hàng phân bón biến động nhẹ.

Giá tại đại lý cấp 1 bán cho đại lý cấp 2

Ure Phú Mỹ: 8.200 – 8.400 đồng/kg Ure Ninh Bình: 7.750 – 7.900 đ/kg

Ure Trung Quốc: 7.550 đ/kg Ure Indo: 7.800 đ/kg

Tại miền Bắc, nhu cầu phân bón đang ở mức thấp bởi vụ Đông Xuân đang trong giai đoạn thu hoạch. Lượng phân bón bán ra chủ yếu phục vụ cho nhu cầu hoa màu. Dự kiến khoảng 1 tháng nữa, nhu cầu phân bón sẽ tăng mạnh trở lại nhằm phục vụ cho vụ Hè Thu (vụ mùa).

Tại khu vực cửa khẩu Việt Nam giáp Trung Quốc. Cửa khẩu Bát Xát và Km6 cấm biên tối 17/6 và dự kiến có thể sẽ sớm mở lại. Một nguồn tin khác tại cửa khẩu Lào Cai cho biết, dự kiến tình trạng cấm biên có thể trong vòng 7 ngày.

Ngô: Nguy cơ mất mùa do nắng nóng

Nắng nóng bất thường và khô hạn kéo dài là nỗi lo cho cây ngô vụ Hè Thu. Trong bốn năm trở lại đây, diễn biến khí hậu xảy ra khá thất thường và năm nay cũng không là ngoại lệ khi ở Nam Bộ tiết trời se lạnh kéo dài từ sau tết Nguyên Đán cho đến tháng 3, và đến đầu tháng 6 thì vẫn còn nắng nóng gay gắt và oi bức.

Ở các huyện Thanh Chương, Tân Kỳ, Đô Lương, tỉnh Nghệ An đang có hàng chục ngàn ha ngô lai chết khô, không hạt do nắng nóng khốc liệt kéo dài.

Giá tôm nguyên liệu tăng trở lại

Sau thời gian giảm giá chạm đáy, vài ngày trở lại đây tôm thẻ chân trắng bắt đầu tăng giá trở lại, nông dân vô cùng phấn khởi.

Cụ thể, tại Bạc Liêu giá tôm thẻ chân trắng tăng loại 100 con/ kg giá từ 75.000-77.000 tăng lên 100.000-105.000 đ/kg; loại 50-60 con/kg bán giá 120.000-125.000 đ/kg.

Riêng tôm sú loại 30 con một kg tại Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng giá tăng từ 225.000 lên 235.000-240.000 đ/kg. Tôm sú 20 con/kg giá từ 255.000 – 260.000 đ/kg.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản nhận định, với sự tăng giá trở lại của các mặc hàng tôm (tôm sú và tôm thể trân thắng) như hiện nay thì nông dân vẫn chưa có lãi nhiều vì giá thức ăn và thuốc thú y thủy sản tăng 10-15%.

Việt Nam dự định tăng thuế nhập khẩu đối với HRC

Theo các nguồn tin cho biết , Hiệp Hội sắt thép Việt Nam đang có kiến nghị tăng thuế nhập khẩu đối với HRC 7273/BTC-CST.

Thuế nhập khẩu HRC mã số 72.13 có thể tăng từ 0 lên 3% do mặt hàng này Việt Nam có thể tự sản xuất.

NG.Hương

Nguồn: Vinanet tổng hợp/Apromaco, Tin tức Nông nghiệp

Nguồn: Vinanet