Than giao ngay tháng 10/2009 được đặt giá ở mức 64,50  USD/tấn than DES ARA trong ngày 2/09, giảm 2-3 USD so với ngày hôm trước đó song giảm khoảng 6-8 USD so với giá hai tuần trước đó.

Kể từ tháng 3, các nhà máy và các thương gia đã dự kiến giá than sẽ giảm 10 USD/tấn do nhu cầu tiêu thụ yếu và dự trữ tăng cao. Giá than DES ARA vẫn biến động trong giới hạn hẹp từ 64 đến 74 USD/tấn trong vài tháng qua. Giá FOB than Nam Phi cũng giảm. Một số các lô hàng giao ngay của Nam Phi được trả giá ở mức 58 USD/tấn, giảm so với mức trả giá hơn 60 USD vào đầu tuần này và giao dịch ở mức 63 USD/tấn trong tuần vừa qua.

Người mua Ấn Độ đang tìm kiếm các lô hàng giao tháng 10, đang chờ đợi giá than Nam Phi giảm dưới 60 USD/tấn mới mua trở lại. 

 Giá than DES ARA giao tháng 10/2009 được chào bán ở mức 65,50 USD/tấn trên sở giao dịch GlobalCoal. Giá than DES ARA giao tháng 11/2009 được chào bán ở mức 69,50 USD/tấn.

Trong khi đó tại Trung Quốc, giá than đã bứt phá tới mức cao nhất trong một năm do sự sụt giảm sản xuất nội địa của Trung Quốc buộc nước này phải tăng cường nhập khẩu.

Những thay đổi này đặc biệt có lợi cho giá than cốc - loại than sử dụng trong chế tạo thép và hiếm hơn nhiều so với than đốt nhiệt dùng để đốt cháy ở các xưởng phát điện.

Mức độ nhập khẩu của Trung Quốc đã làm ngạc nhiên các nhà khai thác than lớn như Xstrate, BHP Billiton, Rio Tinto và Anglo American vốn đã phải gắng sức cho một thời gian dài giá thấp do nhu cầu thấp tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan – những khách hàng truyền thống.

Ông Vivek Tulpulé, nhà kinh tế chủ chốt của Rio Tinto cho rằng sự tăng nhu cầu than chở bằng đường biển là do đầu năm nay nhiều mỏ khai thác nhỏ đã tạm ngừng hoạt động.

Giá than giảm mạnh vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009 đã khiến nhiều mỏ khai thác giá cao tại Trung Quốc bị thiệt hại nặng nề. Thêm vào đó sự trừng trị của Bắc Kinh đối với các mỏ nguy hiểm và bất hợp pháp cũng khiến cung cấp nội địa sụt giảm và đẩy nhu cầu nhập khẩu lên cao hơn.

Nhập khẩu than đốt nhiệt ròng của Trung Quốc là 24 triệu tấn trong nửa đầu năm so với mức xuất khẩu 4 triệu tấn vào cùng kỳ năm 2008. Nhập khẩu than cốc ròng tăng từ mức 1,1 triệu của cùng kỳ năm ngoái tới 12,6 triệu từ tháng 1 đến tháng 6. Khi giá tăng, các nhà sản xuất nội địa sẽ lại sản xuất trở lại và tình trạng nhập khẩu than cao lại được đặt câu hỏi.

Sự khan hiếm của thị trường này đã được chứng minh vào tháng 8 khi công ty năng lượng Consol, một nhà khai thác mỏ tại Mỹ vận chuyển chuyến than cốc đầu tiên tới Trung Quốc trong 5 năm. Thông thường, Úc là nhà cung cấp cho Trung Quốc do sự gần gũi về địa lý.

Cuối tuần trước, giá bán tại nơi giao hàng của than cốc đã lên tới mức 160 USD/tấn, tăng gần 40% trong 3 tháng qua và ở mức cao nhất trong 12 tháng. Giá bán tại nơi giao hàng hiện tại cao hơn 24% so với mức giá của các hợp đồng hàng năm được ấn định cho năm 2009-2010.

Gần đây, ngân hàng Mỹ-Merrill Lynch đã tăng mức dự báo cho giá hợp đồng than cốc hàng năm từ mức 129 USD/tấn lên 140 USD/tấn trong năm tới. Theo McCloskey, nhà cung cấp số liệu về than, giá tại nơi giao hàng của than nhiệt tăng ít hơn, giao dịch ở mức 75 USD/tấn, thêm 25% so với mức thấp của tháng 3 là 60 USD/tấn. Than nhiệt vẫn thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục của năm ngoái với hơn 180 USD/tấn.

 

Nguồn: Vinanet