Đã có những sản phẩm máy biến áp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài “bị từ chối” không thành văn tại các công trình điện hay một liên doanh khác phải bán lại cổ phần cho phía Việt Nam.
Nguyên nhân chính được các chuyên gia cho là bởi chất lượng điện áp chưa ổn định.
 
Trên thực tế, thiết bị điện của các nhà sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài đều theo tiêu chuẩn quốc tế, nhưng có tỷ lệ dao động về điện áp rất thấp. Do lưới điện Việt Nam có mức dao động lớn hơn về điện áp, nên khi sử dụng các thiết bị này hay bị ngắt mạch và nhảy cầu dao, gây mất điện.
 
Một nhà sản xuất máy biến áp cũng thừa nhận, nếu làm độ dao động lớn, thì tốn nhiều vật tư, nguyên phụ liệu hơn và giá thành sẽ tăng lên, cạnh tranh gặp khó khăn. Trong khi đó, thị trường Việt Nam chưa thực sự lớn để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư mạnh vào máy móc, thiết bị, nhằm nâng cao sản lượng.
 
Quy hoạch Phát triển ngành sản xuất thiết bị điện giai đoạn 2006-2015 đã được phê duyệt cuối năm 2008 với mong muốn sản xuất trong nước sẽ đáp ứng trên 60% nhu cầu các sản phẩm của ngành.
 
Tuy nhiên, hiện hầu hết sản phẩm thiết bị điện “nội” đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với sản phẩm có xuất xứ nước ngoài như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan... ngay trên “sân nhà”.
 
Không chỉ chiếm thị phần “khiêm tốn”, việc đầu tư, nghiên cứu để sản xuất các loại máy có giá trị cao như các loại máy biến thế truyền tải, các loại TU, TI, các loại máy ngắt 110 kV, 220 kV từ các doanh nghiệp nội địa vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
 
Ở phân khúc mặt hàng thiết bị điện dân dụng, ước tính mỗi năm, thị trường Việt Nam chi khoảng 500 tỷ đồng cho nhu cầu mua sắm trang bị. Nhưng ở thị trường này, hàng ngoại vẫn là chủ đạo nhờ sự phong phú đa dạng về chủng loại, mẫu mã như Clipsal, National hoặc những sản phẩm trôi nổi nhưng có giá cả rất dễ chịu.
 
Một số sản phẩm có thương hiệu của Việt Nam được người tiêu dùng biết đến như dây cáp điện Cadivi, cáp điện Trần Phú, bóng đèn Rạng Đông, bóng đèn Điện Quang cũng phải rất vất vả trong cạnh tranh giành thị trường với hàng ngoại.
 
Các chuyên gia cũng cho rằng, khó khăn lớn nhất của ngành sản xuất thiết bị điện là có tới 60-80% nguyên liệu dùng trong sản xuất như đồng, nhôm, kẽm, thép kỹ thuật, dầu cách điện... đều phải nhập khẩu do trong nước chưa sản xuất được.
 
Nhiều linh kiện phụ trợ như điều chỉnh điện áp cho máy biến thế, các thiết bị đóng ngắt, thiết bị đổi nối tiếp điểm đều phải đặt hàng từ nước ngoài.
 
Đó là chưa kể các doanh nghiệp trong lĩnh vực này thường có xu hướng sản xuất khép kín, tự thực hiện từ A đến Z các công đoạn gia công cơ khí từ khâu pha, cắt nguyên liệu, làm vỏ máy, lồng bối dây, kể cả sơn vỏ, đóng gói thay vì phối kết hợp, phân công để phát huy thế mạnh của nhau nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, tiết kiệm chi phí quản lý, mặt bằng sản xuất.
 
Sự hụt hẫng từ các doanh nghiệp trong nước cũng không được bù đắp bởi các doanh nghiệp

Nguồn: Báo đầu tư