Italia: Xuất khẩu giày dép tháng 1/2009 giảm 3,3%
Theo Cơ quan thống kê Italia, ISTAT, trị giá xuất khẩu giày dép của nước này đã giảm 3,3% trong tháng 1/2009, xuống 595 triệu EUR (777 triệu USD), so với 616 triệu EUR cùng tháng nămngoái.
Xuất khẩu sang Pháp trong tháng 1 tăng 8,1%, sang Mỹ tăng 1,4%, nhưng sang Đức giảm 3,2% và sang Hà Lan giảm 12,5%.
Xuất khẩu giày dép Italia sang Mỹ trong tháng 1 đã giảm 18,3%, tronog khi sang Nga tăng 1%.
Trái với xu hướng xuất khẩu, nhập khẩu giày dép vào Italia trong tháng 1 đã tăng 17% lên 360 triệu EUR, so với 307 triệu EUR tháng 1/2008. Do đó, thặng dư mậu dịch của lĩnh vực giày dép nước này giảm xuống 236 triệu Eur so với 309 triệu EUR cùng tháng năm ngoái, tức là giảm 23,6%.
Theo Cơ quan thống kê Italia, ANCI, đơn đặt hàng giày dép từ 3 thị trường truyền thống của Italia đều sụt giảm trong năm 2009, trong đó từ Đức giảm 6,8%, từ Mỹ giảm 5,7% và từ Nhật giảm 9,4%. Đơn đặt hàng từ thị trường nội địa cũng giảm 1%. Ngay cả đơn đặt hàng từ Nga, thị trường luôn có mức tăng trưởng khá trong mấy năm gần đây, cũng sụt giảm, giảm khoảng 4% so với năm 2008. ANCI sẽ báo cáo lên Chính phủ Italia tình hình khó khăn của ngành giày dép nước nhà, và đề nghị có những giải pháp để ngành vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
 
Đài Loan: ATIEM thúc đẩy các doanh nghiệp giày dép nâng cấp hoạt động
Hiệp hội các Doanh nghiệp Đài Loan Đầu tư vào Đại lục của (ATIEM) vừa tổ chức hội nghị vào ngày 20/4/2009. Chủ tịch Hiệp hội Zhang Hanwen đã trình bày báo cáo của mình, qua đó cho biết hầu hết các doanh nghiệp giày dép của Đài Loan đầu tư vào Đại lục đều đã bị ảnh hưởng nặng nề trong năm 2008 bởi suy thoái kinh tế toàn cầu.
Những doanh nghiệp này đã gặp phải rất nhiều vấn đề, như chi phí sản xuất tăng, đơn đặt hàng giảm và các vấn đề về tài chính.
Chủ tịch cho rằng Hiệp hội cần phải thúc đẩy các doanh nghiệp thành viên nâng cấp hoạt động. Kết quả điều tra ở trên 1000 hãng sản xuất giày dép có vốn đầu tư của Đài Loan cho thấy các doanh nghiệp Đài Loan rất mong muốn tạo ra một mô hình hoạt động mới, và thành lập kênh bán hàng của riêng mình, từ đó làm tăng giá trị sản phẩm.
ATIEM đang xây dựng một Sàn giao dịch Công nghệ Giày dép B2B ở Baiyun thuộc thành phố Quảng Châu. Sàn giao dịch này sẽ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động nâng cấp ngành giày dép, đồng thời giúp ngành nhanh chóng thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.
 
Ấn Độ: Ngành da muốn tăng xuất khẩu sang Australia và Niu Dilân
Ngành da Ấn Độ đang nỗ lực tăng xuất khẩu sang hai thị trường Australia và Niu Dilân – hai nước đã tăng mạnh nhập khẩu da và các sản phẩm da trong 5 năm qua.
Xuất khẩu da và sản phẩm da của Ấn Độ sang Australia đã tăng trung bình 10,42% mỗi năm trong 5 năm qua, đạt 49,76 triệu USD trong năm 2007/08. Xuất khẩu sang Niu Dilân cũng tăng đều trong thời gian đó, đạt 5,60 triệu USD trong năm 2007/08, tức là tăng với tốc dộ 10,69% mỗi năm.
Hiệnnay, hai thị trường này là địa chỉ quan trọng của các nhà xuất khẩu Trung Quốc, và sản phẩm nhập từ Trung Quốc vẫn chiếm phần lớn khối lượng da và sản phẩm da nhập khẩu vào 2 nước này.
Nhập khẩu da và các sản phẩm da vào Australia đã tăng từ 771,52 triệu USD năm 2002 lên 1,2 tỷ USD năm 2007 (tăng 10,33%mỗi năm trong vòng 5 năm qua), trong khi nhập khẩu vào Niu Dilân tăng 11,86% từ 140,58 triệu USD năm 2002 lên 225 triệu USD năm 2007.
Mặc dù Ấn Độ đã tăng xuất khẩu da sang những thị trường này trong mấy năm gần đây, song thị phần của Ấn Độ trong tổng nhập khẩu da và sản phẩm da vào Australia mới chỉ đạt 2,5%, trong khi ở Niu Dilân mới chỉ đạt 2,75%.

Nguồn: Vinanet