Thiếu da thô đã đẩy giá lên mức kỷ lục

Theo số liệu mới nhất công bố, việc giết mổ gia súc trong quý đầu tiên của năm 2011 tiếp tục sụt giảm nhưng ở một mức độ vừa phải. Hiện tại giá da vẫn đang tăng và nhiều nghi ngờ rằng giá đã chạm đỉnh.

Tuy nhiên, trong thực tế giá đã bắt đầu dịu đi từ tháng 7 do không thể chuyển sự tăng trước đó lên giá da. Hoàn toàn có khả năng giá da sẽ tiếp tục giảm do các doanh nghiệp da đã giảm tốc độ sản xuất ở nước ngoài và địa phương. Giá da thô đã giảm khoảng 15% và vẫn còn giảm nếu việc sụt giảm này tiếp tục đối mặt với cán cân cung / cầu.

Trong một báo cáo gần đây, Claudio Salvador, biên tập viên của tạp chí "Công nghệ da" của Hiệp hội Các nhà hóa học Da Argentina (AAQTIC) ước tính đàn bò trong năm 2011 có khoảng 48 triệu con. Con số này ít hơn 4% so với năm 2010 và nếu so với năm 2008 đã có sự sụt giảm 12 triệu con hay 20% tổng số vật nuôi.

Việc giết mổ đã đạt khoảng 2.6 triệu con trong quý 1 tương đương với 10,5 triệu con tính theo năm. Con số này ít hơn 11% so với số liệu của năm 2010 và tới 35% so với năm 2009 chỉ ngay trước khi đợt hạn hán đã tàn phá đất nước Argentina.

Hậu quả của tình trạng này là việc thiếu da và giá da trở nên ngày một đắt đỏ hơn. Giá da ướp muối tại Buenos Aires vào khoảng 2 USD/kg theo hãng tư vấn CORSECUER và đã là A$8 vào tháng 4, mức giá kỷ lục mọi thời đại.

Trong 2 năm qua giá da thô tính bằng USD đã tăng gần 10 lần kể từ thời điểm đáy vào năm 2009 trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm sụp đổ giá cả trên khắp thế giới.

Biểu đồ giá da ướp muối tại Buenos Aires từ tháng 5/1999 đến tháng 4/2011 tính bằng đô la Australia theo số liệu của CORSECUER; giá đã được chuyển thành USD theo tỷ giá hàng ngày.

Tăng nhập khẩu giày dép Trung Quốc

Theo hãng nghiên cứu độc lập, IES, nhập khẩu giày dép Trung Quốc vào Argentina gia tăng.

Trị giá nhập khẩu giày dép đã tăng lên 193 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2011, tăng trên 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Khối lượng giao dịch trong 5 tháng đầu năm cũng tăng, từ 6,8 triệu đôi lên 7,6 triệu, tức là tăng 12,1%.

Phần của giày dép Brazil trên thị trường nhập khẩu giày dép Argentina đã giảm từ 53% trong 5 tháng đầu 2010 xuống 45,8%. Trong cùng kỳ, phần của Trung Quốc tăng từ 22% lên 29%.

(T.H)