(VINANET) – Dưới đây là một số thông tin về thị trường da giày Trung Quốc. Sự cạnh tranh gia tăng không chỉ trên thị trường nội địa mà cả thế giới. Để giữ vững thị phần, Trung Quốc đang tăng cường quản lý ngành sản xuất,, áp dụng các tiêu chuẩn về chất lượng…

Xuất khẩu 6 tháng đạt 19,01 tỷ USD

Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, ngoại thương của nước này nửa đầu năm nay đã tăng 25,8% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 1703,67 tỷ USD, trong đó xuất khẩu giày dép tăng 21,7% đạt 19,01 tỷ USD, xuất khầu hàng dệt và quần áo tăng lần lượt 28,8% và 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá da thuộc tăng

Giá da thuộc tại Trung Quốc đã tăng 20% từ đầu năm tới nay, nhưng giá các sản phẩm da không tăng kịp, gây khó khăn cho các ngành knh doanh da ở nước này.

Giá da cừu chất lượng cao đã tăng lên 20-30 NDT/food vuông, từ mức 24 NDT hồi đầu năm, trong khi giá lông thú tăng gấp đôi lên 52 NDT, còn da bò tăng 50%.

Nhiều cơ sở sản xuất quần áo da đã phải hy sinh lợi nhuận để giữ uy tín với những khách hàng truyền thống, nhưng họ không muốn nhận thêm đơn đặt hàng mới khi mà giá nguyên liệu tiếp tục tăng.

Giá da cừu đã tăng từ 97 NDT/tấm lên 150 NDT sau 1 năm qua. Không chỉ có thế, giá hoá chất, chi phí vận tải, chi phí lao động và giá điện cũng tăng.

Giá da bò nhập từ Áchentina tăng lên 80 USD/taams, so với chỉ 18 USD cách đây 2 năm.

Cạnh tranh gia tăng với các nền kinh tế mới nổi

Không thể phủ nhận Trung Quốc là cường quốc sản xuất giày dép trên thế giới, với sản lượng trên 10 tỷ đôi mỗi năm. Tuy nhiên năm 2011 đánh dấu thời điểm ngành giày dép Trung Quốc bắt đầu đối mặt với những thách thức lớn do chi phí lao động tăng, đồng nhân dân tệ cũng tăng giá, trong khi tình trạng thiếu điện trở nên trầm trọng, và những áp lực gia tăng về môi trường.

Do đó, sản xuất giày dép Trung Quốc bắt đầu chuyển dần sang những nước có chi phí sản xuất thấp như Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam…

Lãnh đạo hãng Collective Brands, ông Matt Rubel, cho biết hãng sẽ mở 15 cơ sở ở Indonesia để tận dụng các cơ hội ở đây, với hy vọng những cơ sở này sẽ cung cấp 12 triệu đôi giày ở Indonesia vào 2015 bởi Trung Quốc đang mất dần lợi thế về sản xuất.

Vậy có thực ngành sản xuất giày dép Trung Quốc đang mất mọi lợi thế hay không? Ngành sản xuất giày dép Trung Quốc sau bao năm xây dựng đã trở thành một chuỗi khép kín từ các ngành công nghiệp phụ trợ tới các trung tâm nghiên cứu, thông tin, sản xuất…Và Trung Quốc vẫn có khả năng cạnh tranh và những lợi thế lớn so với các nước khác.

Chẳng hạn như ở Việt Nam, nhiều hãng sản xuất giày dép Trung Quốc và các nước khác đã phải từ bỏ sản xuất ở đây, bởi nền tảng của ngành và khả năng tiêu thụ tại Việt Nam vẫn còn tương đối yếu so với Trung Quốc. Ngoài ra, số lượng lao động và quỹ đất hạn hẹp cũng khiến Việt Nam khó có thể cạnh tranh trong lĩnh vực này với Trung Quốc.

Các chuyên gia nhận định dù ngành sản xuất giày dép Trung Quốc ngày càng phải cạnh tranh khó khăn, song họ vẫn có môi trường thuận lợi và nguồn nhân lực lao động dồi dào.

Áp dụng các tiêu chuẩn mới trong sản xuất giày dép

Trung Quốc đã ban hành các tiêu chuẩn kiểm tra mới đối với các sản phẩm giày dép (SN/T1309.1-SN/T1309.7), ápdụng từ ngày 1/5/2011, theo đó các cơ sở sản xuất phải đạt đủ 7 tiêu thuẩn kiểm tra về những nguyên vật liệu có an toàn hay không và ảnh hưởng của sản xuất cũng như vật liệu sản xuất đối với môi trường, sao cho sản phẩm đáp ứng được những tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe của các thị trường Mỹ và châu Âu.

So với những tiêu chuẩn cũ, các tiêu chuẩn mới được xác định theo các tiêu chuẩn quy định của thị trường nhập khẩu, chú trọng tới việc kiểm tra độ an toàn và các nguyên vật liệu sản xuất đảm bảo không gây hại cho người sử dụng cũng như môi trường.

Quy định mới cũng có những thay đổi lớn về tiêu chuẩn đối với các mẫu phẩm.

Áp tiêu chuẩn mới với giày dép trẻ em

Trên thực tế, màu sắc sắc sỡ của giày dép có thể gây hại cho sức khỏe trẻ em bởi thuốc nhuộm có thể sinh ra những chất gây hại. Tiêu chuẩn đối với giày vải và giày cao su trẻ em (GB 25036-2010), nhằm ngăn chặn việc gây hại cho trẻ em từ các chất liệu độc hại làm ra giày dép, đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2011 tại Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đặt ra tiêu chuẩn quốc gia đối với giày dép trẻ em.

Những hạn chế về sức khỏe và an toàn được thiết lập trên các tiêu chuẩn mới, hạn chế các vật liệu độc hại là để ngăn chặn gây bệnh da của trẻ em, các chi tiết kỹ thuật an toàn đòi hỏi các phụ kiện kèm theo trên đôi giày phải được an toàn đủ để ngăn ngừa tổn thương của trẻ.

Giảm thuế hơn nữa cho một số sản phẩm da

Trung Quốc đã hoàn thành việc điều chỉnh thuế nhập khẩu tối huệ quốc cho lĩnh vực da theo quy chế của WTO, theo đó thuế nhập khẩu da sơ chế đối với 2 danh mục HS đều giảm nhẹ so với năm 2010. Mức thuế nhập khẩu tối huệ quốc trung bình cho lĩnh vực da là 12,06%.

Trung Quốc áp dụng thuế suất thông thường đối với các khu vực FTA, thuế nhập khẩu da và sản phẩm da tiếp tục được giảm cho sản phẩm nhập từ Pakistan, New Zealand và Peru, thuế nhập khẩu một sóo sản phẩm da từ Đài Loan được giảm hơn nữa theo Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế mà hai bên đã ký.

Ngoài ra thuế nhập khẩu theo 8 mã HS đối với da sơ chế, da bò sơ chế có mã HS 41041111 và 41041911 cũng được giảm 2%.

Thuế ưu đãi đối với 36 quốc gia kém phát triển nhất Châu Phi sẽ tiếp tục được giảm đối vơớ một số sản phẩm da trong năm 2011 này.

Thuế xuất khẩu da dê thô năm 2011 sẽ vẫn ở mức 20%.

(T.H – Tổng hợp)