Leatherbiz cho biết, một quan chức cấp cao của Bộ công nghiệp Indonesia đã thừa nhận rằng, bộ máy quan liêu cồng kềnh thực sự là gánh nặng đối với các thợ thuộc da và nhà sản xuất giày dép.

Vào cuối tháng 5, Hiệp hội các thợ thuộc da Indonesia (APKI) kêu gọi chính phủ nới lỏng hơn nữa đối với các nhà nhập khẩu động vật sống vào nước này và ông Haryono Sutanto, chủ tịch APKI cho biết “một thủ tục hành chính phức tạp” đã tăng nhập khẩu da sống, liên quan đến kiểm tra bởi các chuyên gia thú y mà thợ thuộc da phải thanh toán trước khi các nguyên liệu được giải quyết từ các trung tâm kiểm dịch.

Trong một cuộc phỏng vấn một ngày sau đó, bà Elisabeth Ratna Utarianingrum, quan chức của bộ thừa nhận rằng, nhiều nhà sản xuất tại Indonesia đã phàn nàn về tình trạng này, nhưng bà cho biết chính phủ đang gặp khó khăn duy trì trình độ chuyên môn của các cán bộ.

Bà cho biết, hiện tại, ngành công nghiệp da Indonesia nhập khẩu 55% da sống (thô hoặc xanh ướt) từ nước ngoài, chủ yếu từ Australia, Mỹ và Mỹ La tinh. Theo tính toán của bà, ở mức hiện tại của sản xuất, các thợ thuộc da Indonesia có công suất 2,4 triệu m2 da bò mỗi năm.

Để sử dụng nguyên liệu thô địa phương, họ cũng sản xuất 35 triệu m2 da cừu và dê, nhưng bà Ratna cho biết, điều này chỉ chiếm 35% công suất tối đa.

Lefaso

Nguồn: Internet