Theo Eurostat, nhập khẩu hoa quả tươi năm 2010 của Eu giảm 1,5% nhưng giá trị nhập khẩu tăng 2,72% so với năm 2009.

Do thời tiết tại vùng các nước EU không phù hợp để trồng các loại trái cây nhiệt đới, nên sản xuất các loại trái cây nhiệt đới tại EU còn rất hạn chế, chỉ một số ít chuối, dứa được sản xuất tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, phần lớn các loại hoa quả nhiệt đới, đặc biệt là các loại đặc sản từ các nước đều phải nhập khẩu. Đối với hoa quả, tiêu thụ của Italy và Tây Ban Nha là lớn nhất, chiếm tới 1/3 thị trường EU, nhưng sản xuất trong nước đủ đáp ứng nhu cầu nên đây không phải những thị trường nhập khẩu hoa quả tươi lớn nhất. Các thị trường nhập khẩu hoa quả tươi lớn nhất là Đức, Pháp và Anh. Các loại quả tươi nhập khẩu nhiều nhất gồm có táo (chiếm khoảng trên 20%), cam (15%), chuối ( trên 11%)…

Đối với rau tươi, hàng năm EU kim ngạch nhập khẩu cũng rất lớn. Thị trường nhập khẩu rau tươi nhiều nhất của EU gồm có Đức, Anh, Pháp và Hà Lan chiếm khoảng 54% nhu cầu của cả khối. Nhu cầu nhập khẩu rau tươi của EU là vào khoảng trên 30 tỷ euro mỗi năm. Năm 2010 khối lượng nhập khẩu rau quả giảm 4,38% trong khi giá trị tăng 10,1%. Cà chua là loại rau quả nhập khẩu lớn nhất vào EU, với khối lượng  477.148 tấn giảm 6.46% so với năm 2009. Tiếp theo là hành (306, 509 tấn), ớt ngọt (227 643 tấn), chủ yếu được nhập khẩu từ Maroc, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Ai Cập

Số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU năm 2010 đạt 69,2 triệu USD, tăng 29% so với năm 2009. Mặc dù nhu cầu nhập khẩu rau quả tươi của EU là rất lớn nhưng xuất khẩu của Việt Nam vào EU còn rất hạn chế, Việt Nam mới chỉ xuất được chôm chôm và thanh long tươi vào EU, còn lại các sản phẩm hầu hết là hoa quả đóng hộp, do những quy định kiểm dịch khắt khe của EU, Việt Nam chưa đáp ứng được, các thị trường của Việt Nam cũng tương đối nhỏ, xuất khẩu chủ yếu vào Hà Lan. Tính đến hết quí I/2011, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam vào EU 15,049 triệu USD.

Dự báo trong ngắn hạn, nhu cầu rau quả tươi của EU có thể giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và công nợ đọng lại của khu vực này. Nhưng nhìn chung, nhu cầu đối với rau quả tươi chỉ có tăng chứ không giảm.

Một số nhà nhập khẩu và phân phối rau quả hàng đầu EU:

http://www.fyffes.com/

http://univeg.com/en/

http://doleeurope.com/

http://www.pomona.fr/

http://thegreenery.com/home

http://freshdelmonte.com/

(TTNN)

Nguồn: Tin tham khảo