1. Diện tích gieo trồng và sản lượng:
Lúa gạo là một trong những cây lương thực chủ yếu của Ấn Độ được trên 780 triệu dân sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Lúa hiện được gieo trồng tại nhiều vùng của Ấn Độ với diện tích canh tác vào khoảng 45,6 triệu ha và sản lượng trung bình 2,17 tấn/ha trong niên vụ 2008-2009. Trong niên vụ này, Ấn Độ đã sản xuất 99,37triệu tấn lúa gạo trong đó 96% sản lượng được tiêu dùng nội địa và dự trữ.
Sản lượng lương thực của Ấn Độ (triệu tấn)
 
STT
Lương thực
2007-2008
2008-2009
Tăng giảm (%)
01
Lúa
 96,69
 99,37
2,4
02
Mỳ (lúa mỳ)
 78,57
 77,63
-1,1
03
Coarse Cereals
 40,76
 38,67
-7,9
04
Cereals
216,02
215,67
-0,8
05
Pulses (đậu )
 14,76
 14,18
-8,5
 
Tổng sản lượng
230,78
229,85
-1,4
                              Nguồn: Bộ Nông nghiệp Ấn Độ
 
Theo Bộ Nông nghiệp Ấn Độ, Lúa được gieo trồng từ 1-3 vụ trong một năm tuỳ theo điều kiện thời tiết với vụ Thu (Autumn Rice/Pre-Kharif Rice) từ tháng 6 đến tháng 10; vụ Hè (Summer Rice/Rabi Rice) từ tháng 7 đến tháng 11và vụ Đông (Winter Rice/Kharif Rice) từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau. Vùng Đông và Nam Ấn Độ do có thời tiết thuận lợi, lúa được gieo trồng 2-3 vụ/năm trong khi vùng Bắc và Tây Ấn Độ chỉ có thể gieo trồng 1 vụ từ tháng 6 đến tháng 11 vì mưa và rét nhiều vào mùa đông. Số lượng giống của Ấn Độ không ngừng được gia tăng và hiện có trên 4.000 giống lúa đang được gieo trồng tại Ấn Độ.
 
Sản lượng gạo của Ấn Độ
                                                                                                Đơn vị: triệu tấn
 
Vụ gieo trồng
2005-2006
2006-2007
2007-2008
2008-2009
Kharif (Vụ Đông)
78,3
80,2
82,7
85,5
Rabi (Vụ Hè)
13,5
13,2
14,0
13,0
Tổng cộng
91,8
93,4
96,7
99,4
 
                                                                     Nguồn: Bộ Nông nghiệp Ấn Độ
Lúa gạo hiện được trồng chủ yếu tại các Bang West Bengal, Uttar Pradesh, Andhra Prdesh, Punjab. Chỉ riêng các bang này đã tạo ra trên 50% sản lượng gạo cho Ấn Độ. Số lượng còn lại tập trung tại các bang Tamil Nadu, Bihar, Orrissa, Assam, Karnataka và Haryana.
 
Diện tích lúa của Ấn Độ (triệu ha)
 
Chỉ số
2005-2006
2006-2007
2007-2008
2008-2009
Kharif (Vụ Đông)
39,3
39,6
39,5
39,8
Rabi (Vụ Hè)
 4,3
 4,2
 4,5
 5,8
Tổng cộng
43,6
43,8
43,9
45,6
 
Năng suất lúa của Ấn Độ (tấn/ha)
 
Chỉ số
2005-2006
2006-2007
2007-2008
2008-2009
Kharif (Vụ Đông)
1,990
2,024
2,095
2,144
Rabi (Vụ Hè)
3,127
3,130
3,147
2,405
Tổng cộng
2,102
2,131
2,202
2,177
 
                                                                  Nguồn: Bộ Nông nghiệp Ấn Độ
2. Xuất khẩu:
Ấn Độ hiện cũng là một trong những nước xuất khẩu gạo trên thế giới với sản lượng tăng dần trong những năm gần đây với các thị trường nhập khẩu gạo non-basmati, white/parboiled (gạo đồ) chính của Ấn Độ là Bangladesh, Indonesia, Philippines, Nigeria, South Africa, Ivory Coast và một số nước Châu Phi khác.
 Ngoài ra, Ấn Độ cũng là nước xuất khẩu gạo Basmati lớn nhất sang Ả rập Xê út, các nước Trung Đông, Châu Âu và Mỹ.
 
 
Chỉ số
 
 
1980-81
 
1990-91
 
 
2000-01       
 
2006-07
 
2007-08
2008
(T4-12/2008)
Xuất khẩu
( triệu tấn)
726,7
505
1.534
4.748
6.468
1.946
Trị giá
(Triệu USD)
283
257
644
1.554
2.919
1.811
 
                                                                        Nguồn: Bộ Nông nghiệp Ấn Độ
 
3. Điều kiện sản xuất:
Sản xuất lúa gạo của Ấn Độ hiện gặp phải không ít khó khăn trong đó khoảng 78% nông dân sống ở khu vực nông thôn là người nghèo và rất nghèo. Do đó, nhận thức và đầu tư chi phí vào sản xuất của người nông dân còn rất hạn chế và vì vậy nhiều nông hộ vẫn sử dụng nhiều loại giống cũ năng suất và khả năng chống sâu bệnh thấp do thiếu giống mới. Ngoài ra, tình trạng thiếu nước do ít mưa và hệ thông tưới tiêu rất kém, nhất là ở Miền Đông Ấn Độ đã khiến cho năng suất lúa bình quân của nước này chỉ bằng 1/2 của Trung Quốc và bằng 2/3 của Việt Nam.
Một trong những nguy cơ mà ngành nông nghiệp nước nay đang phải đối phó đó là tình trạng đất đai bị sói mòn và ngày càng giảm độ phì nhiêu do thiếu phân bón và khí hậu nóng và ẩm nên có nhiều loại sâu bệnh.
+ Chế biến:
- Tổn thất trong chế biến là 10% sản lương niên vụ.
- Có nhiều loại cơ sở chế biến, từ rất nhỏ đến nhỏ, vừa và lớn hiện đại. Tuy nhiên, cơ sở chế biến nhỏ và vừa vẫn là chủ yếu.
- Việc xuất khẩu qua từng công đoạn như thu gom từ vùng trồng lúa, xay xát, nhập kho tiểu vùng rồi đóng gói chế biến xuất khẩu. Có một số nhà máy chế biến rất hiện đại, phục vụ cho các thị trường yêu cầu chất lượng và thời hạn giao hàng nghiêm ngặt.
 
4. Quản lý và Hệ thống phân phối và tiêu thụ lúa gạo:
 
Hiện nay, cơ quan nhà nước chủ quản ngành nông nghiệp Ấn Độ là Bộ Nông nghiệp. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của Bộ Tiêu dùng, Lương thực và Phân phối Công cộng (Ministry of Consumer Affairs, Food and Public Distribution) trong quá trình điều tiết, quản lý phân phối, dự trữ và tiêu dùng gạo và lương thực trong nước. Bộ này cũng có thể tham gia hợp tác với nước ngoài để giữ giá xuất khẩu gạo có lợi nhất cho người sản xuất. Hiện nay, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp kiêm chức Bộ trưởng Tiêu dùng, Lương thực và Phân phối Công cộng (LTTD và PPCC). Tại Ấn Độ, xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng được mua bảo hiểm (bảo hiểm tín dụng xuất khẩu).
Theo qui định, các cơ quan có quyền đưa ra quyết định về việc xuất khẩu, nhập khẩu, đình chỉ, cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ là: Hội đồng Thương mại Quốc gia; Bộ Thương mại và Công nghiệp; Bộ LTTD và PPCC; Hiệp hội các Nhà xuất khẩu gạo toàn Ấn Độ-All India Rice Exporters Associations/AIREA; Liên đoàn các Tổ chức Xuất khẩu Ấn Độ-Federation of Indian Exporters Association/FIEO; Học viện Ngoại thương Ấn Độ và một số tập đoàn, công ty kinh doanh chủ chốt. Trong đó, Hội đồng Thương mại Quốc gia (Board of Trade) là cơ quan tư vấn cho Chính phủ về các chính sách, quyết định có liên quan đến thương mại trong và ngoài nước. Hội đồng bao gồm 35 thành viên, do Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp làm Chủ tịch. Các thành viên khác bao gồm:
 
-       Đại diện cấp tương đương Thứ trưởng (Secretary) các Bộ Thương mại và Công nghiệp, Tài chính, Ngoại giao, Dệt, Vận tải Biển, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (Ngân hàng Trung ương).
-       Các Chủ tịch của (1) Cơ quan Xúc tiến Xuất khẩu, (2) Tổng Công ty Bảo hiểm Tín dụng Xuất khẩu, (3) Ngân hàng Xuất Nhập khẩu.
-       Các Chủ tịch của (1) Các Phòng Thương mại và Công nghiệp lớn như Liên đoàn các Phòng TM và CN Ấn Độ/FICCI, Liên hiệp các Phòng Thương mại và Công nghiệp/ASSOCHAM, Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ/CII, (2) Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu Phần mềm và Tin học/NASSCOM, (3) Chủ tịch các Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Kim hoàn, Dệt, May, Thủ công Mỹ nghệ, Da, Hải sản, Hóa chất, Điện tử và Phần mềm, Dược phẩm, Cơ khí.
-       Chủ tịch một số Tập đoàn lớn của Ân Độ như Tata Sons, Ranbaxy, Essar, Maruti Udyog…
 
+ Bộ Thương mại và Công nghiệp quản lý về chính sách xuất nhập khẩu thông qua các quyết định của Tổng vụ Ngoại thương (Directorate General of Foreign Trade). Trên cơ sở thực tế diễn biến của tình hình lương thực trong nước, ngoài nước, tham khảo ý kiến của các cơ quan có liên quan (Bộ TD, LT và Phân phối Công cộng, Hiệp hội các Nhà xuất khẩu gạo toàn Ấn Độ-All India Rice Exporters Associations/AIREA, Liên đoàn Xuất khẩu ấn độ-Federation of Indian Exporters Association/FIEO…như đã nói ở trên), Bộ Thương mại và Công nghiệp ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các chính sách về xuất nhập khẩu.
 
Bộ Thương mại và Công nghiệp (trực tiếp là Tổng vụ Ngoại Thương-Directorate General of Foreign Trade) ban hành, sửa đổi, bổ sung chính sách về XNK nói chung và XNK gạo nói riêng theo 3 hình thức văn bản :
 
- Notification: quyết định về cấm xuất, cấm nhập, hạn chế, sửa   đổi Quy định về XNK.
- Public Notice: quy định, sửa đổi về thủ tục XNK
- Policy Circulars: quy định về cấm, hạn chế XNK
 
5.Cơ chế / chính sách hiện hành:
 
+ Các cam kết khu vực, song phương, đa phương, WTO:
 
Ấn Độ chưa ký cam kết khu vực, song phương, đa phương liên quan tới lúa gạo.
 
+ Các chính sách bảo đảm an ninh lương thực:
 
- Tổng thu mua dự trữ quốc gia về gạo năm 2007-2008 đạt 26,3 triệu tấn. Tổng thu mua dự trữ quốc gia năm 2008-2009 đạt 32,8 triệu tấn.Tổng thu mua dự trữ quốc gia tại 4 Bang chính về lúa gạo Punjab, Haryana, Uttar Pradesh, Haryana chiếm 69,7% về lượng của dự trữ toàn Ấn Độ.
 
Việc thu mua và đưa vào dự trữ quốc gia được Chính phủ giao cho Tổng Công ty Lương thực Ấn Độ (Tập đoàn của Nhà nước) thực hiện.
 
Việc sản xuất lúa được chính phủ trung ương hỗ trợ trong chính sách trợ giá lương thực. Những năm gần đây, trợ giá lương thực cho lúa và lúa mỳ tăng mạnh. Năm 2006-2007, tổng trợ giá cho lúa và lúa mỳ là 238,28 tỷ Rs (5,295 tỷ USD). Năm 2007-2008 là 312,6 tỷ Rs (6,947 tỷ USD), tăng 31,2% và năm 2008-2009 là 436,68 tỷ Rs (9,704 tỷ USD), tăng 40%.
 
Giá hỗ trợ tối thiểu (Minimum Support Price) cho sản xuất lúa năm 2006-2007 là 620 Rs/tạ (13,8 USD), năm 2007-2008 là 745Rs/tạ (16,6 USD), năm 2008-2009 là 850 Rs/tạ (18,9 USD).
 
Ngoài ra, gạo xuất khẩu cũng như nhiều mặt hàng khác được chính phủ hỗ trợ 2-3 Rs/kg (khoảng 0,04 cent/kg) về vận tại nội địa tại Ấn Độ.
 
- Ngoài Tổng Công ty Lương thực Ấn Độ, MMTC Ltd., PEC Ltd., nhiều Công ty có năng lực khác cũng được chính phủ cấp giấy phép xuất khẩu gạo theo chỉ tiêu được giao hàng năm hoặc đột xuất.
 
+ Chính sách điều hành về phân phối và XNK lúa gạo:
 
- Xuất khẩu gạo phải chịu thuế xuất khẩu theo quy định của từng
giai đoạn.
- Chính phủ quy định hạn ngạch xuất khẩu và chỉ định các công ty thực hiện việc xuất khẩu.
- Các văn phòng khu vực của Tổng vụ Ngoại Thương cấp giấy phép xuất khẩu cho các công ty trên cơ sở hạn ngạch hoặc quyết định của chính phủ.
 
+ Tùy theo diễn biến của thị trường trong và ngoài nước và an ninh lương thực, chính phủ có những quyết định phi thị trường liên quan tới lúa gạo. Ví dụ : cấm xuất khẩu gạo khi lượng dự trữ xuống thấp, giá cả lương thực và thế giới tăng cao năm 2008, dỡ bỏ cấm xuất khẩu gạo với một vài nước tại Nam Á và Châu Phi đầu năm 2009.
 
+ Các chính sách để tăng cường canh tranh của gạo xuất khẩu:
 
- Bảo đảm có giống tốt và cung cấp cho nông dân với giá có trợ cấp.
- Tăng cường phát triển giống lúa năng suất và chất lượng cao cho xuất khẩu.
- Phát triển sản phẩm mới và kỹ thuật chế biến mới.
- Điều tra, quy hoạch để tạo các vùng chuyên gieo trồng lúa có chất lượng, năng suất cao dùng cho xuất khẩu.
- Duy trì và tăng cường công tác tiêu chuẩn hóa để có các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới.
- Sản xuất, thu mua và chế biến gạo basmati cần phải được tổ chức một cách có hệ thống để duy trì chất lượng cho xuất khẩu.
- Tăng cường nghiên cứu và phát triển để có gạo chất lượng ngày một cao.
- Chính sách xuất khẩu cần linh hoạt, thân thiện, tạo điều kiện cho sản xuất, chế biên và lưu thông.
- Tăng cường cơ sở hạ tầng : đường xá, cảng, kho, bãi…
- Hiện đại hóa các nhà máy chế biến gạo.
- Thành lập Hội đồng / Ủy ban có nhiệm vụ thúc đẩy xuất khẩu gạo.
(Thitruongnuocngoai)