Hợp đồng dầu cọ giao tháng 6/2024 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch hôm nay tăng 0,21% chốt ở 4.276 ringgit (900,78 USD)/tấn, sau khi mất 0,98% trước đó. Vào giờ nghỉ trưa, hợp đồng này chốt ở 4.264 ringgit (898,25 USD)/tấn.
Một thương nhân có trụ sở tại Kuala Lumpur cho biết, diễn biến giá dầu cọ thô hôm nay chủ yếu theo xu hướng giá của các loại dầu cạnh tranh, đồng thời dữ liệu xuất khẩu cũng góp phần hỗ trợ giá.
Trên sàn giao dịch hàng hoá Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 0,57% còn giá dầu cọ tăng 0,53%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương hầu như không đổi. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Đồng ringgit của Malaysia giảm 0,4% so với đồng USD. Đồng ringgit suy yếu khiến dầu cọ trở nên phải chăng hơn đối với các khách mua nước ngoài.
Theo hai nhà khảo sát hàng hoá Intertek testing Services và AmSpec Agri Malaysia, xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia trong tháng 3/2024 sẽ tăng từ 11,77% - 29,2%. Sản lượng dầu cọ được dự kiến sẽ phục hồi từ tháng 4, tháng 5 trở đi.
Đầu phiên giao dịch châu Á, giá dầu thô tăng lên mức cao nhất 5 tháng bởi dự đoán nhu cầu dầu được cải thiện, sau khi có tin tức kinh tế tích cực từ Mỹ và Trung Quốc. Giá dầu hồi phục khiến dầu cọ trở thành lựa chọn hấp dẫn hơn cho nguyên liệu diesel sinh học.

Bảng giá dầu thực vật hôm nay

Mặt hàng

Hôm nay

So với

hôm qua

So với

1 tuần trước

So với

1 tháng trước

So với

1 năm trước

Đậu tương

(US cent/bushel)

1194,00

0,21%

-1,39%

3,25%

-21,65%

Dầu cọ

(Ringgit/tấn)

4266,00

1,38%

1,86%

7,56%

12,62%

Hạt cải WCE

(CAD/tấn)

628,10

0,27%

-3,29%

8,40%

-19,08%

Dầu hướng dương

(USD/tấn)

855,00

0,00%

0,00%

5,56%

-16,18%

Hạt cải dầu

(EUR/tấn)

438,00

-0,79%

-2,29%

5,93%

-6,16%

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters