Hợp đồng dầu cọ giao tháng 10/2022 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng 0,47% lên 4.284 ringgit (965,41 USD) /tấn. Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này ở mức 4.407 ringgit (993,24 USD)/tấn. Tính đến nay giá đã tăng khoảng 13,6% trong tuần, phục hồi từ mức giảm 9,6% của tuần trước.
Giá dầu thực vật tăng mạnh trên sàn Đại Liên Trung Quốc cũng hỗ trợ giá dầu cọ Malaysia.
Công ty khảo sát hàng hoá Intertek Testing Service và công ty giám định độc lập AmSpec Agri Malaysia cho biết, xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia trong 10 ngày đầu tháng 8/2022 tăng khoảng 10% so với cùng kỳ tháng trước.
Còn nhà khảo sát hàng hóa Societe Generale de Surveillance đã báo cáo xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia giảm 16,1% trong cùng giai đoạn.
Theo Hiệp hội Dầu cọ Indonesia (GAPKI), đối thủ cạnh tranh đã xuất khẩu 2,33 triệu tấn dầu cọ và các sản phẩm tinh chế trong tháng 6/2022, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái, giúp giảm lượng dự trữ của nước này xuống 6,68 triệu tấn vào cuối tháng 6, từ mức 7,23 triệu tấn trong tháng 5/2022.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 0,34%, giá dầu cọ cũng tăng 1,17%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương giảm 1,01%. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Đầu phiên giao dịch, giá dầu giảm trong bối cảnh không chắc chắn về triển vọng nhu cầu. dựa trên quan điểm trái ngược từ Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhưng hướng tới mức tăng mạnh hàng tuần nhờ rủi ro lạm phát giảm bớt.