Giá đậu tương ngày 13/9 tăng do nhu cầu của Trung Quốc mạnh mẽ và lo ngại về nguồn cung của Mỹ đã củng cố thị trường. Giá lúa mì hạn chế đà tăng do giảm bớt lo ngại về nguồn cung xuất khẩu toàn cầu đã đè nặng lên giá trong nhiều tháng qua.
Theo đó, giá đậu tương được giao dịch trên Sàn giao dịch Thương mại Chicago tăng 0,3% lên mức 12,90-1/2 USD/bushel.
Giá lúa mì giảm 0,2% xuống 6,87-1/2 USD/bushel, trong khi giá ngô tăng 0,1% lên 5,17-3/4 USD/bushel.
Đậu tương đang nổi lên nhờ thông báo bán 132.000 tấn đậu tương Mỹ sang Trung Quốc cho đợt giao hàng năm 2021/22.
Đậu tương tăng giá do nhu cầu mạnh mẽ
Theo Ước tính Cung và Cầu Nông nghiệp Trung Quốc hàng tháng (CASDE), Trung Quốc cũng hạ ước tính cho cả thức ăn chăn nuôi và tiêu thụ công nghiệp đối với ngô trong niên vụ 2020/21, tương ứng 2 triệu tấn so với năm trước, do giá ngũ cốc tăng cao.
Theo báo cáo, tiêu thụ thức ăn cho ngô của Trung Quốc trong năm 2020/21 là 180 triệu tấn, trong khi nhu cầu công nghiệp đối với ngô trong năm ước tính là 80 triệu tấn.
Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi đã giảm việc sử dụng ngô vì các loại ngũ cốc thay thế như lúa mì và gạo có lợi thế rõ ràng về giá để thay thế ngô. Các nhà máy sản xuất ngô cũng giảm tỷ lệ hoạt động đáp ứng phù hợp với nhu cầu thực tế.
Bộ nông nghiệp Trung Quốc đã nâng ước tính nhập khẩu ngô năm 2020/21 của Trung Quốc thêm 4 triệu tấn, lên 26 triệu tấn, trong đó có sự gia tăng đáng kể trong các lô hàng của Mỹ.
Báo cáo cung cầu hàng tháng của Bộ Nông nghiệp Mỹ đã làm tăng sản lượng ngô và đậu tương của Mỹ, mặc dù phần lớn các phát hiện của cơ quan này đã được tính đến bởi các đợt bán tháo gần đây.
Nông dân Australia đang trên đà thu hoạch một lượng lúa mì gần kỷ lục trong mùa này, khi họ nâng dự báo sản lượng lên hơn 17% sau thời tiết thuận lợi gần đây.
Ukraine đã xuất khẩu 10,8 triệu tấn ngũ cốc trong niên vụ 2021/22 so với 9,6 triệu tấn cùng thời điểm một năm trước đó.
Các nhà đầu cơ lớn đã cắt giảm vị thế mua ròng của họ đối với ngô trong tuần kết thúc vào ngày 7 tháng 9.