Trung Quốc, nước mua đậu tương hàng đầu thế giới, đã nhập khẩu 9,49 triệu tấn hạt có dầu trong tháng 8/2021, giảm nhẹ so với mức 9,6 triệu tấn hật có dầu một năm trước.
Các nhà máy chế biến dầu thực vật tăng cường mua đậu tương trong những tháng đầu năm do kỳ vọng nhu cầu ngành chăn nuôi lợn đang phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, các chuyến hàng gần đây chậm lại do giá lợn hơi giảm đã đẩy nhu cầu xuống.
Theo số liệu, nhập khẩu tháng 8/2021 tăng 9,5% so với 8,67 triệu tấn trong tháng 7/2021.
Lợi nhuận bán đậu tương ở Trung Quốc đã tăng từ mức thấp kỷ lục trong tháng 6/2021 nhưng vẫn chịu áp lực do nhu cầu không đổi và chi phí nhập khẩu cao.
Dự báo nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc trong năm nay sẽ đạt mức cao kỷ lục nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi (Ảnh: Reuters)
Các nhà máy chế biến dầu thực vật của Trung Quốc đưa đậu tương nghiền thành bột đậu tương để cung cấp cho ngành chăn nuôi quy mô lớn và cung cấp dầu ăn.
Các nhà máy nghiền ở Rizhao, tỉnh Sơn Đông, một trung tâm chế biến đậu tương lớn ở miền bắc Trung Quốc sẽ mất khoảng 80 CNY (tương đương 12,40 USD) cho mỗi tấn đậu tương được chế biến.
Lợi nhuận của ngành nuôi lợn giảm mạnh kể từ đầu năm và ở mức thấp do giá lợn giảm. Tỷ suất lợi nhuận tại Tứ Xuyên, một nhà sản xuất hàng đầu ở Trung Quốc, ở mức âm 200 CNY.
Mặt khác, giá đậu tương của Hội đồng Thương mại Chicago đã tăng hơn 30% so với năm trước.
Nhu cầu về bột đậu tương thường tăng vào cuối tháng 8 và tháng 9 khi nông dân vỗ béo lợn để chuẩn bị cho các lễ hội sắp tới và mùa đông.
Tuy nhiên, các lô hàng đậu tương trong vài tháng tới dự kiến sẽ không tăng đột biến do Trung Quốc đã tích lũy được nguồn cung dồi dào từ đầu năm, trong khi tỷ suất lợi nhuận của lợn hơi vẫn ở mức thấp.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã dự báo lương đậu tương được Trung Quốc nhập khẩu trong niên vụ 2021/20221 sẽ đạt mức cao kỷ lục 100 triệu tấn nhằm đáp ứng nhu cầu cho ngành chăn nuôi và sản xuất thức ăn gia súc. USDA cũng nhận định nhu cầu về các loại hạt có dầu và dầu thực vật của Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng ở mức tốt.