Theo Báo cáo của Reuters, Đức từ lâu đã là thị trường hàng đầu về sản xuất thịt lợn của EU, nhưng do đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi (ASF) vào tháng 9/2020 ở lợn rừng đã khiến nước này không thể xuất khẩu sang thị trường tiềm năng là Trung Quốc, do đó EU đã chuyển hướng sản xuất sang Tây Ban Nha, nơi không có dịch ASF.
Theo số liệu của Ủy ban châu Âu, đến nay Trung Quốc là thị trường xuất khẩu sản phẩm thịt lợn lớn nhất của EU, chiếm khoảng 56% kim ngạch xuất khẩu thịt lợn của EU năm 2021; nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc đã tăng vọt sau khi dịch ASF bùng phát đã tàn phá đàn lợn khổng lồ, lớn nhất thế giới.
Trong năm 2020, xuất khẩu sản phẩm thịt lợn của EU sang Trung Quốc đạt 3,34 triệu tấn, tăng 60% so với năm 2019 và gần gấp ba lần so với năm 2018. Bảy tháng năm 2021 vẫn đạt mức cao 1,86 triệu USD, chỉ giảm nhẹ 0,1% so với cùng kỳ năm 2020 .
Ông Ramon Soler Ciurana, giám đốc phụ trách xuất khẩu của công ty sản xuất thịt lợn Faccsa-Prolongo của Tây Ban Nha cho rằng: Ngành công nghiệp thịt lợn của Trung Quốc có nỗ lực đến đâu cũng sẽ không thể trở lại bình thường trong vòng bốn năm nữa.
Công ty chế biến thịt lợn Toennies của Đức đang xây dựng một nhà máy chế biến và giết mổ thịt lợn ở Calamocha, Tây Ban Nha, với chi phí khoảng 75 triệu euro (87 triệu USD, 1 USD = 0,8622 euro), dự kiến bắt đầu hoạt động vào năm 2023, sẽ giết mổ 2,4 triệu con/năm và chỉ nhằm mục đích xuất khẩu sang các thị trường sau: Sườn lợn xuất khẩu sang Bắc Mỹ, thịt ba chỉ xuất khẩu sang Nhật Bản và các sản phẩm khác như chân giò và tai lợn xuất khẩu sang Trung Quốc và các nơi khác ở châu Á.