Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Bursa Malaysia đóng cửa tăng mạnh 126 ringgit, tương đương 3,56% lên 3.670 ringgit (907,97 USD)/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 15/02/2021.

Thị trường dầu cọ đã có phiên tăng thứ 3 liên tiếp, với mức tăng đến 4,3%.

Thị trường được hỗ trợ bởi giá dầu đậu tương kỳ hạn tăng trên sàn Chicago và Đại Liên, cũng như giá dầu cọ và dầu hạt cải trên sàn giao dịch hàng hóa Trịnh Châu (Trung Quốc), theo Anilkumar Bagani, trưởng nhóm nghiên cứu của tập đoàn Sunvin Group có trụ sở tại Mumbai.
Cũng theo Bagani, dầu cọ - có thể được sử dụng để sản xuất dầu diesel sinh học - cũng được hưởng lợi khi giá dầu tăng lên hơn 1 USD, bởi sự lạc quan về việc triển khai vắc xin ngừa Covid-19 cùng sản lượng dầu thấp hơn.
Bagani cho biết, UOB Kay Hian ước tính sản lượng dầu cọ trong 20 ngày đầu tháng 2/2021 của Malaysia phục hồi trong khoảng 5% - 9%, trong khi Hiệp hội các nhà xay xát dầu cọ ở bán đảo phía Nam (SPPOMA) ước tính tăng 15% trong cùng giai đoạn này tháng 1/2021.
Tuy nhiên, tốc độ xuất khẩu trong cùng thời kỳ đang chậm lại. Xuất khẩu dầu cọ của Malaysia trong 20 ngày đầu tháng 2/2021 tăng 28% so với cùng giai đoạn trong tháng 1/2021, so với mức tăng 38% hàng tháng trong 15 ngày đầu tháng 2/2021, theo số liệu từ cơ quan khảo sát hàng hóa Societe Generale de Surveillance.
Giá dầu đậu tương trên sàn Đại Liên tăng 1% trong khi giá dầu cọ tăng 1,8%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 1,2%.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.

Nguồn: VITIC/Reuters