Trong báo cáo công bố hôm qua 9/9, Joseph LaVorgna, kinh tế trưởng tại ngân hàng Deutsche Bank, cho rằng, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ chưa nâng lãi suất vào tuần tới mà sẽ chờ đến tháng 10 năm nay.

Quan điểm này có sự thay đổi so với cách đây 2 tuần khi ông và các đông nghiệp của mình cho rằng kinh tế Mỹ phục hồi ổn định sẽ dẫn đến Fed nâng lãi suất ngay trong tháng này.

Trong khi đó, các nhà đầu tư trái phiếu đã hạ triển vọng Fed nâng lãi suất trong tháng 9 do kinh tế toàn cầu bất ổn, lạm phát thấp

 Các chuyên gia Deutsche Bank đã đưa ra 7 lý do cho việc hoãn nâng lãi suất này.

1. Chứng khoán toàn cầu vẫn khá mong manh  

Ví dụ, tại thị trường chứng khoán Mỹ, S&P 500 giảm 11% chỉ trong 6 ngày của tháng trước và các chỉ số chính khác cũng đồng loạt rơi vào thị trường giá xuống lần đầu tiên trong 4 năm.

2. Chỉ số đo sức mạnh USD tiếp tục tăng. Đây được coi là một chỉ báo quan trọng với Fed


Trong mô hình kinh tế của Fed, USD mạnh lên sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu và do đó ảnh hưởng đến GDP thực tế.

3. Thị trường tài chính vẫn chưa sẵn sàng cho một đợt tăng lãi suất

4. Các thành viên chủ chốt của Ủy ban thị trường mở thuộc Fed có vẻ rút lại ủng hộ động thái tăng lãi suất vào tháng 9

Chuyên gia LaVorgna cho thấy tín hiệu này từ nhận định mới đây của Chủ tịch Fed bang Atlanta, ông Dennis Lockhart, và chủ tịch Fed bang New York William Dudley, chủ tịch Fed bang San Francisco John Williams.

 5. Fed vẫn còn hai cơ hội nữa để nâng lãi suất trong năm nay

Do đó, Fed vẫn có thể chờ thêm một thời gian ngắn nữa để xem thị trường tài chính toàn cầu có ổn định trở lại không.Thus, the Fed could wait a little bit longer to see if global financial markets settle down.

6. Do vẫn còn 2 cuộc họp chính sách từ nay đến cuối năm, do đó Fed sẽ không liều lĩnh để đánh mất niềm tin của thị trường

7. Không có dấu hiệu nào cho thấy lạm phát sẽ sớm tăng trở lại

Lạm phát lõi của Mỹ tiếp tục thấp hơn mục tiêu của Fed hơn 3 năm qua, do đó, giới chức Fed sẽ phải chật vật tìm lý lẽ nếu họ thực sự nâng lãi suất.

Minh Phương
Theo Bloomberg