Động thái phá giá nhân dân tệ hôm 11/8 của Trung Quốc đã khiến thị trường tài chính toàn cầu chao đảo. Mặc dù Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) ngay sau đó đã lên tiếng khẳng định việc phá giá không nhằm hỗ trợ xuất khẩu hay là tín hiệu của quá trình phá giá lâu dài, song giới đầu tư vẫn tỏ ra hoài nghi.

Trên danh nghĩa, nhân dân tệ giảm hoảng 2,9% so với USD kể từ ngày bắt đầu phá giá. Tuy nhiên, theo chuyên gia nghiên cứu Karim Foda thuộc viện Brookings Institution, đã thực hiện một số tính toán và rút ra kết luận, nhân dân tệ thực tế giảm so với các đồng tiền tệ khác trên thế giới ít hơn thị trường vẫn mặc định.

 


Theo chuyên gia này, sau khi điều chỉnh yếu tố lạ phát giữa Trung Quốc và Mỹ, nhân dân tệ thực tế chỉ giảm 1,5% so với USD. Mức giảm vẫn tương đối ít cũng không có nghĩa là Trung Quốc sẽ tiếp tục phá giá nhân dân tệ hơn nữa bởi Bắc Kinh mong muốn một đồng nội tệ ổn định. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Diễn đàn Kinh tế thế giới hôm qua 10/9 đã tuyên bố Bắc Kinh sẽ không phá giá nhân dân tệ nữa, và khẳng định kinh tế Trung Quốc sẽ không “hạ cánh cứng” (suy giảm tăng trưởng đột ngột).

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm cấp quốc gia tới Mỹ vào ngày 24/9 tới, do đó, Bắc Kinh càng mong muốn không đề cập đến vấn đề tiền tệ, theo các chuyên gia Trung Quốc.

Bộ tài chính Mỹ nhiều năm qua hối thúc Trung Quốc thả nổi nhân dân tệ. Tuy nhiên, ít nhất cho đến lúc này, Trung Quốc vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu đó nhất là khi thị trường tiếp tục tạo sức ép giảm giá hơn nữa với nhân dân tệ.

Mặc dù vậy, Trung Quốc đã đưa ra những chính sách để mở đường cho việc thả nổi tỷ giá, đưa nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế. Ông Lý Khắc Cường hôm qua cho biết, Trung Quốc sẽ cho phép các ngân hàng tham gia trực tiếp vào thị trường ngoại hối nội địa của nước này.

Minh Phương
Theo WSJ