Ở chiều ngược lại, hàng hóa xuất khẩu sang Brazil 6 tháng đầu năm đạt 1,04 tỷ USD, tăng 0,05% so với cùng kỳ năm 2018. Như vậy, Việt Nam xuất siêu sang thị trường này 300,39 triệu USD.
Việt Nam xuất sang Brazil phần lớn là phụ kiện điện thoại, giày dép, cá fillet đông lạnh, bộ vi mạch, máy in, sợi nhân tạo, ắc quy, xi măng, cao su, gạo, lốp ô tô; nhập khẩu từ Brazil chủ yếu các mặt hàng như đậu tương và phụ phẩm từ đậu tương, ngô, sắt thép, bông, thuốc lá nguyên liệu, bột thịt gia súc, phụ phẩm giết mổ gà, gỗ xẻ, da thuộc.
Mặt hàng ngô đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu từ Brazil, trị giá trên 351,31 triệu USD, chiếm 26,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại từ thị trường này, tăng 272,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Nhóm hàng quặng và khoáng sản đứng thứ 2 với trên 219,69 triệu USD, chiếm 16,4%, tăng 63,3%; tiếp đến nhóm hàng đậu tương chiếm 13,2%, đạt 177,02 triệu USD, tăng 55,4%; thức ăn gia súc và nguyên liệu chiếm 11,1%, đạt 148,58 triệu USD, giảm 48,4%.
Các nhóm hàng nhập khẩu tăng mạnh về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018, ngoài các nhóm chủ đạo trên, còn có: nhóm hàng chế phẩm thực phẩm tăng 44,6%, đạt 0,6 triệu USD; lúa mì tăng 41,4%, đạt 23,3 triệu USD.
Ngược lại, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu một số nhóm hàng từ Brazil như: Kim loại thường giảm 84%, đạt 0,95 triệu USD; hóa chất giảm 57,6%, đạt 6,46 triệu USD; thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 48,4%, đạt 148,58 triệu USD.

Nhập khẩu hàng hóa từ Brazil 6 tháng đầu năm 2019

Nhóm hàng

 

Tháng 6/2019

+/- so tháng 5/2019 (%)*

 

6tháng đầu năm 2019

+/- so với cùng kỳ năm trước (%)*

Tổng kim ngạch NK

178.955.564

21,26

1.338.149.192

21,41

Ngô

 

-100

351.308.758

272,31

Quặng và khoáng sản khác

23.861.165

-32,42

219.691.297

63,34

Đậu tương

50.923.809

116,94

177.015.362

55,4

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

34.313.831

22,87

148.578.944

-48,41

Bông các loại

18.541.907

106,29

141.264.765

-14,86

Hàng hóa khác

12.020.581

-10,33

88.297.950

 

Sắt thép các loại

16.776.948

54,74

64.028.031

-1,2

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

8.473.787

17,2

45.485.049

-9,82

Gỗ và sản phẩm gỗ

5.861.678

1,22

34.594.146

15,04

Lúa mì

 

 

23.295.728

41,36

Nguyên phụ liệu thuốc lá

3.424.111

-45,93

21.655.792

-35,08

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

917.869

31,71

6.548.247

-19,64

Hóa chất

834.875

-41,99

6.458.162

-57,63

Linh kiện, phụ tùng ô tô

1.012.623

23,08

3.568.864

14,44

Chất dẻo nguyên liệu

667.034

-0,64

2.782.934

-17,14

Hàng rau quả

344.793

-4,47

2.027.970

-22,78

Kim loại thường khác

873.104

1,091,46

946.388

-84

Chế phẩm thực phẩm khác

107.450

1,94

600.806

44,58

(*Tính toán theo số liệu của TCHQ)

Thách thức và cơ hội trong quan hệ thương mại với Brazil:
1. Cơ hội:
- Thị trường đông dân, có sức mua lớn, Brazil là nước có dân số trẻ và là xã hội hướng đến tiêu dùng.
- Chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, Brazil được đánh giá là nước rất tích cực sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt là nhằm vào các nước xuất khẩu có trị giá kim ngạch lớn với Brazil. Việc đánh thuế phòng vệ cao đối với nhiều mặt hàng của một số nước làm cho các nhà nhập khẩu Brazil có xu hướng tìm kiếm các nhà cung cấp mới ở các thị trường mới trong đó có Việt Nam.
- Sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn do chính sách thuế và lao động như nói ở trên làm cho nhu cầu nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng sẽ tăng trưởng ổn định.
- Brazil tuy ưu tiên phát triển nông nghiệp nông thôn, nhưng lại chú trọng các sản phẩm chăn nuôi và ngũ cốc, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và thị hiếu ưa thích thủy sản của người dân, đây có thể là một lợi thế trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này.
2. Thách thức, khó khăn:
- Một số hàng hóa công nghiệp và tiêu dùng của Việt Nam tiếp tục phải đối diện hoặc nguy cơ đối diện với các biện pháp phòng vệ thương mại của Brazil.
- Thủy sản tiếp tục là đối tượng áp dụng các hàng rào kỹ thuật về kiểm dịch, kiểm hóa và quy cách bao bì đóng gói của cơ quan chức năng nước sở tại.
- Thuế nhập khẩu cao, quan hệ lao động phức tạp tiếp tục là rào cản đối với các doanh nghiệp xuất khẩu muốn mở văn phòng, chi nhánh thúc đẩy xuất khẩu sang Brazil.
3. Một số dề xuất về các lĩnh vực tiềm năng của thị trường đối với doanh nghiệp Việt Nam
- Công nghiệp (ngoài điện thoại) các mặt hàng như máy tính, sản phẩm sắt thép, sản phẩm cao su, sơ xợi dệt, nguyên phụ liệu dệt may, giày da
- Mặt hàng tiêu dùng: giầy dép, túi xách, va li, dù..
- Nông sản: fillet cá tra, tôm (khẩn trương đàm phán mở cửa thị trường cho mặt hàng tôm)
Mặc dù là nước có lực lượng sản xuất lớn nhưng thực tế ngành sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn do chính sách thuế và lao động phức tạp làm cho nhu cầu nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng sẽ tăng trưởng ổn định. Thêm vào đó là nhu cầu hưởng thụ của người bản xứ rất cao nên đây là sẽ lợi thế đối với các mặt hàng thời trang nhập khẩu với giá thành tốt như hàng giày dép, dệt may.
Brazil là một trong những nhà sản xuất nông sản lớn của thế giới nhưng đa phần là xuất khẩu sản phẩm thô và nguyên liệu chế biến. Chính phủ đang định hướng đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chủ lực là các sản phẩm chăn nuôi và ngũ cốc. Trong khi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và thị hiếu ưa thích thủy sản của người dân vì một phần đang tập trung phát triển ngành chăn nuôi và chế biến thịt (thịt bò, gà, heo và cừu) nên giá cả các sản phẩm thủy sản tươi sống ở Brazil cao hơn nhiều so với thịt. Đây có thể là một lợi thế trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này. Mức tiêu thị cá của người Brazil hiện chỉ bằng 50% so với khuyến cáo của WTO. Bộ nông nghiệp Brazil cho biết 60% hàng thủy sản đều nhập khẩu từ các quốc gia khác. Tuy nhiên, Brazil đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát các loại thủy sản nhập khẩu vào nước này, đặc biệt là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm các mặt hàng thủy sản bị giám sát chặt chẽ, một số doanh nghiệp Việt Nam đã bị cảnh báo đưa vào diện kiểm tra 100% dư lượng kháng sinh, hóa chất trong sản phẩm.
Mặt hàng tôm đông lạnh chưa được nhập khẩu vào Brazil từ Việt Nam, trong khi nhu cầu tiêu thụ tôm của người dân tăng gấp 4 lần so với năng lực sản xuất trong nước. Theo đánh giá thì ngành tôm Brazil giảm 40% sản lượng do ảnh hưởng của bệnh đốm trắng nên chỉ có Ecuador xuất khẩu tôm sang Brazil.
 

Nguồn: Vinanet