Riêng tháng 7/2019 đạt tấn, tương đương triệu USD, giá USD/tấn, tăng 20,7% về lượng, tăng 17,2% về kim ngạch nhưng giảm 2,9% về giá so với tháng 6/2019; so với tháng 7/2018 thì tăng tương ứng 22,1%, 6,9% và giảm 12,4%.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chủ yếu nhóm sản phẩm này của Việt Nam, chiếm 56% trong tổng lượng và chiếm 57,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, với 531.230 tấn, kim ngạch trên 1,37 tỷ USD, giá 2.584 USD/tấn (tăng 19% về lượng, tăng 8,1% về kim ngạch nhưng giảm 9,2% so với cùng kỳ).
Đứng sau thị trường chủ đạo Trung Quốc, là các thị trường như: Hàn Quốc 81.744 tấn, tương đương 198,12 triệu USD, giảm 15,3% về lượng và giảm 17,8% kim ngạch; Đông Nam Á 62.170 tấn, tương đương 171,81 triệu USD, tăng 3,7% về lượng và tăng 2,7% kim ngạch; Thổ Nhĩ Kỳ 39.700 tấn, tương đương 86,17 triệu USD, giarm 7% về lượng và giảm 15,7% kim ngạch; Ấn Độ 23.435 tấn, tương đương 78,77 triệu USD, tăng 12,9% về lượng nhưng giảm 1,2% kim ngạch.
Trong 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nhóm hàng này sang đa số các thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó tăng mạnh nhất là thị trường EU tăng 87,3% về lượng và tăng 120,6% kim ngạch, mặc dù chỉ đạt 15.534 tấn, tương đương 32,66 triệu USD; xuất khẩu sang thị trường Anh cũng tăng tương đối tốt 49,9% về lượng và tăng 40,9% về kim ngạch, đạt 9.915 tấn, tương đương 10,42 triệu USD
Ngược lại, xuất khẩu sang Đài Loan giảm mạnh nhất 30% cả về lượng và kim ngạch, đạt 10.614 tấn, tương đương 32,37 triệu USD.
Tình hình xuất khẩu sợi những tháng cuối năm được dự báo chưa có nhiều khởi sắc, nhất là về giá do các nhà nhập khẩu tiếp tục mua hàng cầm chừng để thăm dò thị trường.
Ngay từ nửa cuối năm 2018, xuất khẩu sợi của Việt Nam đã chững lại và giảm rất nhanh. Đơn giá xuất khẩu sang Trung Quốc - thị trường nhập khẩu sợi lớn nhất của Việt Nam - liên tục giảm.
Theo lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, tổng lượng sợi nhập khẩu của Trung Quốc từ quý IV/2018 đến quý I/2019 chỉ giảm 10% so với cùng kỳ năm trước; chứng tỏ nhu cầu về sợi của Trung Quốc giảm không đáng kể, lượng sợi tồn kho vẫn chưa đưa hết ra thị trường. Có thể nhà nhập khẩu Trung Quốc đang nhân cơ hội xung đột thương mại để gây sức ép lên các nước xuất khẩu sợi nhằm giảm giá xuống mức thấp.
Hơn nữa, doanh nghiệp xuất khẩu sợi của Việt Nam không chỉ bị giảm giá bán mà còn chịu thêm thiệt hại do Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ. Các nhà nhập khẩu sợi của Trung Quốc đa phần là các công ty kinh doanh thương mại lập tức cắt giảm số lượng sợi nhập khẩu để nghe ngóng tình hình thị trường và chỉ nhập khẩu số lượng đủ bán cho các nhà sản xuất và không mua để tích lũy.
Tại các thị trường khác của sợi Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines, Đài Loan tuy vẫn có đơn hàng nhưng số lượng rất nhỏ. Đặc biệt, giá bán vẫn theo xu hướng giảm và chưa có dấu hiệu phục hồi.
Nhìn vào bức tranh xuất khẩu sợi của Việt Nam nửa cuối năm 2018 tới nay có thể thấy rõ ảnh hưởng từ xung đột thương mại Mỹ- Trung Quốc. Hơn nữa, gói áp thuế bổ sung giá trị 300 tỷ USD của Mỹ với Trung Quốc vẫn chưa có khả năng bị loại bỏ, do vậy những tháng còn lại của năm 2019, xuất khẩu sợi chưa có triển vọng sáng.
Trung Quốc hiện là thị trường chính của ngành sợi Việt Nam. Đối với Trung Quốc, Việt Nam cũng là đối tác cung cấp sợi chính với thị phần tăng trưởng liên tục. Nếu như năm 2014, Việt Nam chỉ đứng thứ 3 trong các quốc gia xuất khẩu sợi sang Trung Quốc, đến năm 2018 đã vươn lên đứng thứ nhất với 30% thị phần. Do đó, bất kỳ biến động nào đối với ngành dệt may Trung Quốc cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến ngành sợi Việt Nam. Tình trạng này một lần nữa làm nóng lên vấn đề đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cho ngành sợi.
Thực tế, một thời gian dài ngành dệt may bị phụ thuộc vào một số thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ, EU… Cùng với các hiệp định thương mại tự do đã ký kết và nỗ lực xúc tiến thương mại, đến nay ngành dệt may bắt đầu đa dạng hóa được đầu ra, tránh tình trạng "bỏ trứng vào một giỏ". Theo các chuyên gia, ưu đãi thuế quan hấp dẫn từ CPTPP, EVFTA sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển khâu thượng nguồn của dệt may Việt Nam. Với công nghệ sản xuất hiện đại, nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ giúp sản phẩm sợi của Việt Nam có chất lượng tốt, đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật và xuất khẩu sang các thị trường trong khối CPTPP, EVFTA.
Bên cạnh đó, một số thương hiệu thời trang lớn trên thế giới như Puma, Uniqlo có định hướng gia tăng sử dụng lượng sợi tái chế. Đây là gợi ý tốt cho các doanh nghiệp ngành sợi trong chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh dài hơi. Tình hình xuất khẩu của ngành những tháng cuối năm được dự báo chưa khởi sắc do thị trường sợi thế giới còn nhiều biến động.

Xuất khẩu xơ sợi dệt 7 tháng đầu năm 2019

 ĐVT: USD

Thị trường

7 tháng đầu năm 2019

+/- so với cùng kỳ năm trước (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng cộng

947.714

2.398.733.801

11,14

2,63

Trung Quốc

531.230

1.372.729.619

18,94

8,05

Hàn Quốc

81.744

198.120.549

-15,29

-17,8

Thổ Nhĩ Kỳ

39.700

86.168.232

-7,01

-15,73

Ấn Độ

23.435

78.766.732

12,91

-1,17

Thái Lan

26.230

69.834.604

6,15

9,61

Brazil

29.610

62.490.757

33,83

19,28

Nhật Bản

16.220

47.871.024

30,18

6

Bangladesh

11.626

47.281.533

-12,8

-10,1

Hồng Kông (TQ)

12.869

42.330.535

-3,95

-14,33

Indonesia

11.912

38.512.787

5,59

2,83

Mỹ

25.992

34.513.900

24,75

33,76

Malaysia

12.301

32.597.015

1,51

-6,26

Đài Loan (TQ)

10.614

32.370.818

-29,99

-30,89

Ai Cập

13.923

31.143.409

-18,09

-13,76

Colombia

10.215

25.377.029

2,01

-9,29

Pakistan

7.510

19.149.451

-26,27

-25,11

Campuchia

5.832

17.691.194

-11.27

-4.85

Romania

4.002

15.196.233

 

 

Sri Lanka

3.619

14.702.383

 

 

Philippines

5.895

13.176.170

11.63

3.29

Anh

9.915

10.415.138

49.93

40.94

Italia

1.617

7.045.073

-3.81

-4.95

Chile

2.395

5.864.509

 

 

Pê Ru

1.140

3.060.016

 

 

(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)

Nguồn: Vinanet