Thông tin này được đại diện Bộ Tài chính đưa ra tại Hội thảo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Liên minh kinh tế Á Âu đang diễn ra sáng nay tại Hà Nội. Hội thảo do Bộ Công thương, Bộ Tài chính và Trung tâm WTO Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI đồng tổ chức.

Ngày 29/5/2015 lãnh đạo cấp cao Việt Nam và liên minh kinh tế Á Âu đã ký kết hiệp định thương mại tự do, đây là cơ hội lớn cho DN Việt Nam mở rộng sang một thị trường rộng lớn như Nga, Belarus…Đây là thị trường rộng lớn với quy mô dân số gấp đôi và GDP lên tới 2.200 tỷ USD. Đây cũng là thị trường đóng có bảo hộ thuế quan rất cao và Việt Nam là thị trường đầu tiên được hưởng ưu đãi thuế quan vào đây.

Đánh giá cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia Hiệp định, đại diện của Bộ Tài chính, Bộ Công thương đều cho rằng cơ hội cho các DN Việt Nam khi tiếp cận thị trường này sẽ nhiều hơn là thách thức. Chúng ta sẽ được mở cửa sang thị trường xuất khẩu rất rộng lớn.

Theo bà Đào Thu Hương – Vụ Hợp tác quốc tế bộ Tài Chính, việc ký kết thêm với liên minh Á ÂU không tạo ra nhiều áp lực cạnh tranh với các mặt hàng Việt Nam mà đa dạng hóa sản phẩm cho người tiêu dùng, các mặt hàng liên minh Á Âu xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, việc áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi các mặt hàng này sẽ giúp các DN Việt Nam hạ giá thành nguyên liệu đầu vào, xuất khẩu ra thế giới, thông qua FTA thu hút đầu tư, đổi mới công nghệ, góp phần quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.

Về thách thức theo bà Hương là không nhiều, chúng ta đã ký kết 10 Hiệp định FTA và mở cửa với nhiều thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật bản, các hàng hóa của EUEA cạnh tranh không lớn, tuy nhiên quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn còn nhỏ, năng lực cạnh tranh chưa cao nên chúng ta gặp sức ép đối mặt với mở cửa hàng hóa. Để vượt qua thách thức này quan trọng là các DN tăng trường sự chủ động của mình tìm hiểu lợi ích các FTA mang lại để tạo ra cánh cửa bước vào thị trường mới. Cề các cơ quan chính sách sẽ tăng cường chương trình tuyên quyền để các DN nắm bắt tốt hơn về lợi ích cam kết mở cửa do FTA mang lại.

Hiện Bộ Công thương đã đăng tải nội dung hiệp định bằng tiếng Việt và tiếng Anh trên cổng thông tin của Bộ, về Bộ Tài chính dự kiến giữa tháng 11 năm nay sẽ ban hành thông tư hướng dẫn thuế suất ưu đãi từ 2016-2018 (15/11/2015) và có hiệu lực vào ngày 1/1/2016.

Về cam kết thuế nhập khẩu với EAEU: khoảng 53% tổng số dòng thuế sẽ xóa bỏ xuống 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. 3 năm sau (2018) sẽ tiếp tục cắt giảm 1,5% dòng thuế (chế phẩm từ thịt cá và rau củ quả, phụ tùng máy nông nghiệp, máy biến thế, ngọc trai, đá quý..). 5 năm sau đến năm 2020 sẽ tiếp tục cắt giảm 22,1% dòng thuế (giấy, thủy sản, nội thất, máy móc thiết bị, rau quả, sản phẩm sắt thép..). năm 2022 sẽ xóa bỏ tiếp 1% dòng thuế (bộ phận phụ tùng ô tô, một số loại động cơ ô to xe máy, sắt thép..). Năm 2026 sẽ xóa bỏ 10% dòng thuế (rượu bia, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, ô tô nguyên chiếc (xe tải, xe buýt, ô tô con, ô tô trên 10 chỗ)…

Bài 2: Những mặt hàng được cắt giảm thuế về 0%