Theo kế hoạch trong năm 2024 sẽ tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trọng tâm, trọng điểm; hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thúc đẩy và tăng cường mối liên kết trao đổi, hợp tác giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước; đẩy mạnh hỗ trợ các sản phẩm tiêu biểu, chủ lực, có thế mạnh của tỉnh, các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh và xuất khẩu;
Xây dựng, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại mang tính liên kết vùng cho sản phẩm, ngành hàng có thế mạnh của tỉnh tại các thị trường mục tiêu; tăng cường sự phối kết hợp nguồn lực từ các hoạt động xúc tiến và từ các cơ quan bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế...; kết hợp có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại với xúc tiến đầu tư, văn hóa, du lịch,..
Phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Hải Dương trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh; triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh phù hợp với tình hình phát triển chung của cả nước; đưa thương mại điện tử trở thành hoạt động phổ biến, được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động tiêu dùng hàng ngày của người dân;
Gắn kết các hoạt động thương mại điện tử với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và xúc tiến du lịch. Tích cực thực hiện chuyển đổi số; tạo động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Phát triển thị trường và ngành hàng
Trong năm 2024 sẽ tiếp tục thực hiện phương châm đa dạng hóa thị trường, khai thác hiệu quả các cơ hội mở cửa thị trường từ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong các Hiệp định thương mại tự do để đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu vào các thị trường lớn như: EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN... Tăng cường khai thác các thị trường còn tiềm năng như Hoa Kỳ, Nga, Đông Âu, Bắc Âu, Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ La tinh,... Đặc biệt tận dụng các cơ hội thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
Tăng cường liên kết, hợp tác và đẩy mạnh hoạt động XTTM tại các khu vực, vùng kinh tế trọng điểm như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, khu vực Tây Nam bộ, khu vực miền Trung - Tây nguyên; các tỉnh Tây Bắc và có biên giới với Trung Quốc
Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề của tỉnh, như: Dệt may, da giày, điện tử, các sản phẩm công nghiệp chế tạo, gốm sứ, đồ gỗ, thêu ren;
Chú trọng xúc tiến các sản phẩm nông nghiệp chế biến sâu, có lợi thế xuất khẩu; các mặt hàng nông sản, thực phẩm đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, môi trường; Ưu tiên các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu thị trường nhằm phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, các hoạt động phát triển thương hiệu. Xây dựng kênh phân phối trong nước ổn định cho các loại nông sản có tính thời vụ; các sản phẩm nông nghiệp an toàn, có chất lượng, các sản phẩm OCOP như: Vải thiều, cà rốt, hành, tỏi, nhãn, cây rau, củ, quả các loại; thịt lợn, gà, cá…
Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề của tỉnh, như: Dệt may, da giày, điện tử, các sản phẩm công nghiệp chế tạo, gốm sứ, đồ gỗ, thêu ren;
Chú trọng xúc tiến các sản phẩm nông nghiệp chế biến sâu, có lợi thế xuất khẩu; các mặt hàng nông sản, thực phẩm đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, môi trường; Ưu tiên các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu thị trường nhằm phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, các hoạt động phát triển thương hiệu. Xây dựng kênh phân phối trong nước ổn định cho các loại nông sản có tính thời vụ; các sản phẩm nông nghiệp an toàn, có chất lượng, các sản phẩm OCOP như: Vải thiều, cà rốt, hành, tỏi, nhãn, cây rau, củ, quả các loại; thịt lợn, gà, cá…