Theo báo cáo về tình hình nhập khẩu năm 2006 của WWF, có 40% sản phẩm gỗ từ Đông Nam Á, 30% từ Mỹ Latinh và hơn 36% từ châu Phi có xuất xứ không hợp pháp hoặc đáng nghi ngờ. Các khách hàng nhập khẩu gỗ chủ chót đến từ Phần Lan, Anh, Đức và Italia.

AnkeSchulmeiter, nhà vận động lâm nghiệp của WWF, nói rằng chặt đốn gỗ bất hợp pháp huỷ hoại các chức năng bảo vệ của rừng, làm gia tăng nguy cơ xảy ra thảm hoạ thiên nhiên như lũ lụt hay lở đất và dẫn tới tình trạng phá rừng, một trong những nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu.

Báo cáo của WWF cũng chỉ rõ chặt đốn gỗ bất hợp pháp còn tác động tới các nền kinh tế địa phương bởi nó làm giảm giá của gỗ. Do đó, WWF kêu gọi EU có hành động cứng rắn nhằm trấn áp hoạt động buôn bán đó.

Theo WF, Nga là nước buôn bán chủ chốt với 10,4 triệu m3 gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp hoặc bị nghi ngờ được chuyển vào các nước EU trong năm 2006 và gần 50% trong số đó là thông qua các nhà máy chế biến gỗ tại Phần Lan.

 (VTIC)

Nguồn: Vinanet