VINANET - Ấn Độ mất khả năng cạnh tranh với Indonesia, Bangladesh, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico trong lĩnh vực xuất khẩu hàng may mặc có lợi nhuận cao đến phương tây, chủ yếu do ba yếu tố: chi phí sản xuất cao, thời gian giao hàng lâu hơn và chậm trễ trong việc thích nghi với xu hướng.
Trong khi các nước như Indonesia, Bangladesh và Việt Nam được hưởng ưu đãi do chi phí sản xuất thấp, Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico đang nhanh chóng thích nghi với xu hướng mới. “Bởi các nước như Ấn Độ và Trung Quốc thích nghi với xu hướng này, các đối thủ cạnh tranh của họ như Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico cung cấp hàng hóa…không những trì hoãn trong việc tìm hiểu xu hướng, mà việc thực hiện nhanh chóng các đơn hàng do lợi thế địa lý giúp Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico vượt so với Ấn Độ và Trung Quốc”, Rahul Mehta, Chủ tịch Hiệp hội những nhà sản xuất quần áo của Ấn Độ và phó chủ tịch Liên đoàn may mặc châu Á cho biết.
Xuất khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico có thể giao hàng may mặc sang Liên minh châu Âu (EU) trong 1 tuần. Ấn Độ mất khoảng 2 đến 4 tuần để giao hàng. Nhìn chung, các nhà xuất khẩu hàng may mặc Ấn Độ nhận được đơn hàng trong 3 tháng trước lễ Giáng sinh cho việc giao hàng trong 1 tháng rưỡi. Theo D K Nair, Tổng thư ký của Liên đoàn dệt may Ấn Độ, năm nay, đơn hàng xuất khẩu thấp hơn, và có thể ảm đạm ngay cả sau lễ Giáng sinh.
Trong khi kim xuất khẩu hàng thêu ren trong tháng 8 giảm 7,2% xuống còn 989 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thêu ren trong 8 tháng năm 2012 giảm 12,16%, xuống còn 5,26 tỉ USD. Tuy nhiên, mức giảm này là phù hợp với sự sụt giảm trong tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm, giảm 6,79% xuống còn 143,6 tỉ USD. Xuất khẩu hàng thêu ren chiếm khoảng 50% trong tổng xuất khẩu dệt may.
“Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, không kể những điều khác. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực Euro Zone ngay sau đó. Sự phục hồi yếu ớt trong khu vực và Mỹ đã làm giảm sức mua của những người dân tại các thị trường này, dẫn đến sự thiếu hụt trong tổng nhu cầu.
Tôi yêu cầu chính phủ sớm thỏa thuận thương mại tự do EU - Ấn Độ (India-EU FTA), bởi vì EU là thị trường lớn nhất của chúng tôi và ngành dệt may sẽ được hưởng lợi từ điều này”, A Sakthivel, Chủ tịch Hội đồng xúc tiến xuất khẩu hàng may mặc cho biết.
“Hàng may mặc được sản xuất ở những nước cạnh tranh như Bangladesh, Mexico và Việt Nam rẻ hơn so với Ấn Độ. Bởi vậy, những khách hàng ở Mỹ và khu vực đồng Euro đang tìm nguồn cung ứng từ những nước này”, Mitesh Shah, phó chủ tịch (lĩnh vực tài chính) dệt may xuất khẩu Mandhana Industries. Giá hàng may mặc Ấn Độ cao hơn 15-20% so với các nước khác.
Sakthivel cho biết, trước lễ Giáng sinh và năm mới, các nhà xuất khẩu hầu như không nhận được đơn đặt hàng. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc không vượt con số năm ngoái 14 tỉ USD, Nair cho biết.
Hiện tại, các nhà xuất khẩu Ấn Độ cũng hướng tới điểm đến mới như Trung Quốc, Mỹ la tinh, Na Uy, Hàn Quốc và Nga. Tuy nhiên, thị trường Mỹ và châu Âu sẽ rất khó để thay thế, vì đó là điểm đến xuất khẩu có lợi nhuận cao. Trước đó, các nhà xuất khẩu Ấn Độ tập trung vào hàng dệt kim và hàng len. Tuy nhiên, trong vài tháng qua, họ đã bắt đầu cung cấp các sản phẩm khác như quần âu, quần áo trẻ em, áo chui đầu và áo jacket trong danh mục đầu tư của họ.