(VINANET) Sản phẩm bằng nhựa của Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài trong tháng đầu năm 2014 giảm 4,24% về kim ngạch so với tháng cuối năm 2013, nhưng tăng 4,3% so với cùng tháng năm ngoái, đạt 165,33 triệu USD.Ngành nhựa có hơn 20 chủng loại sản phẩm xuất khẩu, trong đó các sản phẩm chủ yếu là túi nhựa; tấm, phiến, màng nhựa; các sản phẩm dùng trong vận chuyển, đóng gói và vải bạt, tượng nhỏ, chậu hoa và các đồ trang trí; các loại ống và phụ kiện, nắp, mũ, van.

Hiện sản phẩm nhựa Việt Nam đã xuất khẩu vào 151 thị trường trên thế giới, trong đó có cả những thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng cao như Nhật Bản, Mỹ, Đức, EU... Hiện Nhật Bản là thị trường có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của ngành nhựa Việt Nam, đạt 40 triệu USD trong tháng đầu năm, tăng 1,57% so với tháng cuối năm 2013, chiếm 24,33% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Nhật Bản là thị trường lớn nhiều tiềm năng, vì vậy các doanh nghiệp cần có chiến lược đầu tư, nghiên cứu sản phẩm để khai thác cơ hội ở thị trường Nhật.         

Xếp sau thị trường Nhật Bản là Hoa Kỳ với 20,8 triệu USD, chiếm 12,58%; Hà Lan 10,3 triệu USD, chiếm 6,23%.

Nhìn chung, xuất khẩu sản phẩm nhựa sang đa số các thị trường trong tháng đầu năm đều bị sụt giảm kim ngạch so với tháng cuối năm 2013; tuy nhiên, xuất khẩu sang một số thị trường đạt kim ngạch tăng cao trên 100% như: Đan Mạch, Nga, NaUy với mức tăng lần lượt là: 113%, 126% và 133,4%.

Thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa tháng 1/2014. ĐVT: triệu USD

Thị trường

T1/2014

T12/2013

T1/2014 so với T12/2013(%)

Tổng kim ngạch

165,33

172,64

-4,24

Nhật Bản

40,22

39,60

+1,57

Hoa Kỳ

20,80

21,27

-2,24

Hà Lan

10,30

12,67

-18,66

Đức

9,46

11,25

-15,92

Anh

8,28

8,49

-2,46

Campuchia

7,82

11,07

-29,36

Philippines

6,97

5,69

+22,53

Indonesia

5,56

5,05

+10,22

Pháp

4,38

3,82

+14,54

Thái Lan

3,59

2,91

+23,20

Malaysia

3,45

4,27

-19,28

Hàn Quốc

3,18

3,42

-7,02

Australia

3,14

3,53

-11,02

Trung Quốc

3,09

3,84

-19,37

Đài Loan

2,77

3,19

-13,12

Italia

2,42

2,50

-3,36

Bỉ

2,21

2,58

-14,61

Thuỵ Điển

2,11

1,76

+19,77

Ba Lan

2,11

1,70

+24,36

Singapore

1,76

2,07

-14,83

Đan Mạch

1,57

0,74

+113,02

Nga

1,41

0,62

+125,99

Tây Ban Nha

1,26

1,72

-26,92

Lào

1,14

1,47

-22,36

Mianma

1,12

1,11

+0,42

Canada

1,09

1,13

-3,46

Thổ Nhĩ Kỳ

0,88

0,81

+8,34

Ấn Độ

0,88

0,79

+10,03

Thuỵ Sĩ

0,84

0,61

+37,84

Hồng Kông

0,81

0,85

-4,70

NewZealand

0,74

0,70

+5,46

Nauy

0,66

0,28

+133,35

Phần Lan

0,59

0,70

-16,77

Mexico

0,50

0,43

+16,57

U.A.E

0,45

1,13

-60,42

Bangladesh

0,33

0,31

+7,58

Ucraina

0,25

0,33

-21,88

Hungari

0,08

0,07

+17,81

Năm 2014 cần tập trung các thị trường trọng điểm:

Theo đánh giá của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, năm 2014 xuất khẩu của ngành Nhựa sẽ có mức tăng trưởng trung bình từ 13,5-16,5% so với năm 2013.

Trong đó, Nhật Bản sẽ là thị trường lớn nhiều tiềm năng, hiện tại có 20 chủng loại sản phẩm nhựa được xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Các doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược đầu tư, nghiên cứu sản phẩm, khảo sát thị trường để khai thác cơ hội ở thị trường Nhật. Năm 2014 là đến thời điểm áp dụng thủ tục rà soát kết thúc chu kì áp thuế 5 năm đối với sản phẩm túi nhựa của Việt Nam. Do vậy, các doanh nghiệp cần chú ý để có những quyết sách phù hợp với thị trường.

Thị trường EU cũng đang mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nhựa Việt Nam. Các nhà nhập khẩu đánh giá cao về chất lượng sản phẩm nhựa Việt Nam nên đơn hàng đã tăng trưởng cao trong năm 2013. Tỷ lệ tăng trưởng của các thị trường trong khu vực EU đạt bình quân từ 3-6,1%.

Bên cạnh đó, cần lưu ý với thị trường Hoa Kỳ vì thị trường này vẫn tiếp tục áp thuế chống bán phá giá lên mặt hàng túi nhựa. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu túi nhựa sang thị trường Hoa Kỳ rất khiêm tốn, chủ yếu tập trung vào các sản phẩm nhựa dùng trong vận chuyển, đón gói và tấm, phiến màng nhựa.

Ngoài ra, các thị trường Ấn Độ và Brazil đang là hai thị trường có khả năng tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bởi họ có dân số đông cùng với nền kinh tế đang trong giai đoạn mở rộng để tiếp tục phát triển.

Hiện nay cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhựa trong khu vực rất gay gắt. Để đạt mục tiêu tăng trưởng của ngành Nhựa Việt Nam năm 2014 đạt 16%, về lâu dài cần có những tiểu ban sản phẩm để tạo lợi thế cho sản phẩm nhựa Việt Nam trên thị trường quốc tế thông qua liên kết sản xuất để các doanh nghiệp cùng khai thác, chi phối thị trường.

Đặc biệt, để tiến tới xuất khẩu theo chiều sâu, tập trung vào những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, các doanh nghiệp cần tập trung hiện đại hóa dây chuyền công nghệ, chú trọng vào những sản phẩm thân thiện với môi trường, an toàn với sức khỏe tiêu dùng, đạt tiêu chuẩn quốc tế để từ đó xây dựng được thương hiệu của sản phẩm nhựa Việt Nam trên thị trường thế giới nhằm phát triển ngành Nhựa một cách bền vững.

Thủy Chung

Nguồn: Vinanet/Hải quan 

Nguồn: Vinanet