1.      Theo số liệu thống kê sơ bộ, lượng SA nhập về trong tháng 7/2008 đạt trên 38 ngàn tấn với trị giá 11,16 triệu USD, tăng 14,81% về lượng và tăng 10,73% về trị giá so với tháng trước. Tính chung 7 tháng đầu năm nay cả nước ta nhập về khoảng 473 ngàn tấn SA với trị giá trên 122 triệu USD, giảm 10,28% về lượng nhưng lại tăng 83,21% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
2.      Lượng SA nhập về từ thị trường Trung Quốc trong tháng 7 chiếm 74,78% tổng lượng SA nhập về của cả nước, đạt 28,69 ngàn tấn, tăng so với 3 ngàn tấn của tháng trước.
3.      Theo số liệu thống kê, 7 tháng đầu năm nay Việt Nam có tất cả 75 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu SA, tăng 66,67% so với 7 tháng đầu năm 2007. Công ty phân bón Việt Nhật tiếp tục là doanh nghiệp nhập SA đạt cao nhất, đạt trên 59 ngàn tấn, tiếp đến DNTN Nguyễn Ngọc đạt 56,46 ngàn tấn; Công ty cổ phần vệt tư nông sản đạt gần 34 ngàn tấn...
4.      Trong 6 tháng đầu năm 2008, kim ngạch nhập khẩu giấy carton của cả nước tăng 130,1% so với cùng kỳ năm 2007 do lượng và giá nhập khẩu đều tăng mạnh.
5.      Tháng 6/2008, giá nhập khẩu mặt hàng này đạt 544 USD/T, tăng 3,1% so với tháng trước và tăng 17,6% so với đầu năm 2008. Tính chung 6 tháng đầu năm 2008, giá giấy carton nhập khẩu đã tăng 34,67% so với cùng kỳ năm 2007, đạt 503 USD/T. Giá nhập khẩu từ tất cả các thị trường đều tăng, trong đó tăng mạnh nhất là từ Malaysia (tăng 60,79%), Indonesia (tăng 48,87%), Philippine (tăng 42,26%).
6.      Theo Vasep trong 2 tháng 6 và 7/2008, xuất khẩu sản phẩm cá tra sang Nga đạt trên 9.000 tấn, chiếm 82,6% giá trị xuất khẩu thủy sản sang Nga của Việt Nam, tương tự sản phẩm cá tra xuất sang thị trường Ukraina có mức tăng trưởng đột biến, đạt 9.464 tấn.
7.      Từ nay đến cuối năm, xuất khẩu thủy sản (XKTS) của tỉnh Cà Mau phấn đấu đạt 341 triệu USD để hoàn thành chỉ tiêu năm 2008 là 660 triệu USD.
8.      Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, hạ tầng logistics (giao nhận, kho vận) của Việt Nam được xếp vào hàng “tạm được” so với các nước trong khu vực ASEAN. Đánh giá về 4 mặt: cảng, sân bay, đường sắt, đường bộ, Việt Nam ngang bằng hoặc có phần nhỉnh hơn so với  Philippines, Indonesia. Hiện nay, 3 nước mạnh về logistics là Thái Lan, Malaysia và Singapore. Việt Nam hiện có 114 cảng biển với 14 cảng có quy mô lớn.
9.      Theo thống kê, khoảng 75% các mặt hàng xuất khẩu rời Việt Nam bằng đường hàng không, cụ thể là dệt may chiếm 39%, giày dép là 25%, thủ công mỹ nghệ là 10%.
10.  Từ đầu năm đến nay, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Định An, Trà Vinh, đã xuất khẩu sang các nước châu Á, chủ yếu Hàn Quốc, 1.500 tấn chả cá surimi, tăng 1,6 lần so cùng kỳ.Tổng doanh thu xuất khẩu của công ty đạt trên 2,2 triệu USD, tăng gấp 2,4 lần so cùng kỳ năm trước.
11.  Quý 2/2008, trị giá nhập khẩu nhóm thuốc kháng sinh, chuyển hóa dinh dưỡng và tim mạch… đạt cao nhất, chiếm 36,5% tổng kim ngạch nhập khẩu thuốc trên cả nước. Kim ngạch nhập khẩu các nhóm thuốc dẫn đầu đều tăng so cùng kỳ năm trước. Khảo sát 1.723 lô hàng có khoảng 20 mặt hàng tân dược được nhập khẩu song song.
12.  Trong 6 tháng đầu năm, Urugoay là thị trường cung cấp gỗ bạch đàn lớn nhất cho Việt Nam với 66.000 m3, kim ngạch 12 triệu USD, tăng 76% về lượng và tăng 97% về trị giá so cùng kỳ.
13.  Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá 6 tháng từ thị trường Nga đạt hơn 652 triệu USD, tăng 213% so với cùng kỳ.
14.  Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng sắt thép từ thị trường Ucraina trong 6 tháng đầu năm đã đạt trên 201 triệu, chiếm tới 81% tổng kim ngạch từ thị trường này.
15.  Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Nga 6 tháng đầu năm 2008 đạt 36.426 tấn với kim ngạch 20.206.220 USD, tăng 168,4% về lượng và tăng 316,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
16.  Kim ngạch nhập khẩu sợi dệt của Việt Nam 7 tháng đầu năm đạt 241 nghìn tấn với kim ngạch 468 triệu USD, tăng 0,8% về lượng và tăng 13,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
17.  Lãi suất cho vay đang có dấu hiệu giảm, tuần qua lãi suất cho vay USD của Ngân hàng thương mại nhà nước giảm 0,1%/năm, VND của Ngân hàng cổ phần giảm 0,15-0,18%/năm và USD giảm 0,55-0,93%/năm  
18.  Đến giữa tháng 8, cả nước xuất gần 2,86 triệu tấn gạo, đạt trên 1,67 tỷ USD. Các doanh nghiệp hiện đã ký hợp đồng đủ bảo đảm xuất 3,5 triệu tấn gạo trong 9 tháng đầu năm.
 

Nguồn: Vinanet