(VINANET) - Hiệp hội Dệt May (Vitas) cho biết các nhà sản xuất dệt may đang gặp khó khăn do thiếu các hợp đồng xuất khẩu và các khó khăn của thị trường bởi khủng hoảng nợ công tiếp diễn tại EU.

Phó chủ tịch hiệp hội Vitas, Phạn Xuân Hồng cho biết chỉ các nhà xuất khẩu dệt may lớn mới có các hợp đồng cho quý III. Nhiều nhà sản xuất cỡ nhỏ và trung bình buộc phải thu hẹp sản xuất do thiếu nhu cầu.

Ông Hồng cho biết Nhu cầu tiêu thụ tại EU đã giảm mạnh trong những tháng qua và các đơn hàng xuất khẩu đã giảm mạnh 20 -30% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Tổng cục thống kê quốc gia, mức độ tăng trưởng của ngành này chỉ là 8,7% trong nửa đầu năm nay, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng 30% của năm trước.

Nếu tình trạng này tiếp tục, các nhà sản xuất dệt may sẽ bị buộc phải giảm nhân công và 20% số nhân công sẽ mất việc.

Bên cạnh việc giảm đơn hàng xuất khẩu, các nhà sản xuất dệt may trong nước đặc biệt các daonh nghiệp nhỏ hơn, cũng đã đối mặt với thách thức lớn để đáp ứng các quy định chặt chẽ hơn về chất lượng và trách nhiệm xã hội được yêu cầu bởi các thị trường Châu Âu.

Để đáp ứng những quy định này, các nhà sản xuất sẽ phải trả chi phí đầu vào cao hơn mà điều này khó khăn để các sản phẩm của họ cạnh tranh về giá.

Các nhà xuất khẩu dệt may của Việt Nam cũng phải cạnh tranh khốc liệt với Trung Quốc, Cambodia, Bangladesh và Myanmar. Cùng với Cambodia và Bangladesh, xuất khẩu dệt may của Myanmar sang EU sẽ sớm được miễn thuế.

Việc giảm giá của đồng euro so với đồng đô la Mỹ cũng làm giảm lợi nhuận đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam do họ phải trả cho nguyên liệu thô nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Thái Lan và Đài Loan bằng đồng đô la trong khi nhận tiền thanh toàn từ các khách hàng Châu Âu bằng đồng euro.

Reuters