Với các doanh nghiệp Italia, Việt Nam là một trong những cửa ngõ quan trọng để gia nhập thị trường các nước Đông Nam Á nhiều tiềm năng. 

Theo số liệu thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Italia đạt 435,43 triệu USD, tăng 19,77% so với cùng kỳ năm trước.

Trong cán cân thương mại hai chiều giữa Italia và Việt Nam, kể từ năm 2011, Italia bắt đầu nhập siêu từ Việt Nam. Năm 2013, Việt Nam xuất khẩu sang Italia trị giá 2,29 tỷ USD, trong khi nhập khẩu từ thị trường này trị giá 1,17 tỷ USD. Năm 2014, Việt Nam nhập khẩu từ Italia trị giá 2,74 tỷ, trong khi nhập khẩu 1,33 tỷ USD.

Việt Nam xuất khẩu nhưng mặt hàng chủ yếu như: Điện thoại các loại và linh kiện; cà phê; giày dép; hàng dệt may; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; hàng thủy sản; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; cao su; nguyên phụ liệu dệt, may, da giày;…

Mặt hàng xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Italia tiếp tục là mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện, đạt 141,97 triệu USD, tăng 15,74% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 32% tổng trị giá xuất khẩu. Tiếp đến là mặt hàng giày dép, trị giá 50,27 triệu USD, tăng 16,88%; đứng thứ ba là mặt hàng cà phê, trị giá 48,41 triệu USD, tăng 10,16%. (Việt Nam xuất khẩu cà phê nhân Robusta L1 và L2 sang Italia).

Nhìn chung trong 2 tháng đầu tiên năm 2015, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Italia đều có mức tăng trường. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước: xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 143,48%; xuất khẩu nhóm hàng túi xách, ví, vali, mũ và ôdù tăng 60,43%; xuất khẩu hóa chất tăng 74,67%; xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại tăng 38,84% so với cùng kỳ năm trước.

Với các doanh nghiệp Italia, Việt Nam là một trong những cửa ngõ quan trọng để gia nhập thị trường các nước Đông Nam Á nhiều tiềm năng. 

Trong cuộc hội thảo vừa qua mang tên “Italia, Việt Nam và hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình Dương” ở Thủ đô Rome, Thứ trưởng Ngoại giao Italia Benedetto Della Vedova khẳng định Chính phủ Italy ngày càng quan tâm đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng với chính sách hướng mạnh sang hợp tác về nhiều mặt ở khu vực này, trong đó có mối quan hệ chặt chẽ với Việt Nam. Việt Nam được đánh giá là một đất nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong khu vực và có  nhiều sáng kiến trong phát triển hợp tác kinh tế và duy trì hòa bình trong khu vực. 

Số liệu của Tổng cục hải quan về xuất khẩu sang Italia 2 tháng đầu năm 2015

Mặt hàng
2Tháng/2014
 
 2Tháng/2015
Tăng giảm so với cùng kỳ năm trước (%)
 
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
 Lượng
Trị giá 
Tổng
 
363.552.055
 
435.439.969
 
+19,77
Điện thoại các loại và linh kiện
 
122.672.767
 
141.977.623
 
+15,74
Giày dép các loại
 
43.014.122
 
50.275.550
 
+16,88
Cà phê
24.595
43.952.999
24327
48.419.941
-1,09
+10,16
Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện
 
17.200.603
 
41.879.910
 
+143,48
Hàng dệt may
 
17.589.565
 
27.966.661
 
+59
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
 
17.259.708
 
22.436.171
 
+29,99
Phương tiện vận tải và phụ tùng
 
19.355.985
 
19.785.180
 
+2,22
Hàng thủy sản
 
16.234.856
 
13.393.422
 
-17,5
Túi xách, ví, vali, mũ và ôdù
 
4.735.953
 
7.597.888
 
+60,43
Gỗ và sp gỗ
 
6.758.153
 
7.017.667
 
+3,84
Nguyên phụ liệu dệt may da giày
 
5.399.815
 
5.707.272
 
+5,69
Hóa chất
 
2.748.577
 
4.800.848
 
+74,67
Sắt thép các loại
3.356
6.553.521
1.530
3.942.177
-54,41
-39,85
Sp từ sắt thép
 
3.742.631
 
3.210.700
 
-14,21
Hạt điều
568
2.912.943
625
3.207.424
+10,04
+10,11
Sản phẩm từ chất dẻo
 
4.089.250
 
3.027.449
 
-25,97
Xơ, sợi dệt các loại
233
1.893.095
168
2.628.363
-27,9
+38,84
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận
 
 
 
2.402.334
 
 
Cao su
1711
3536441
1.412
2.068.284
-17,48
-41,52
Sản phẩm từ cao su
 
1.142.219
 
1.513.264
 
+32,48
Sp gốm sứ
 
1.284.470
 
1.213.599
 
-5,52
Hạt tiêu
351
2.678.954
112
1.130.399
-68,09
-57,8
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm
 
675.831
 
925.227
 
+36,9
Hàng rau quả
 
400.219
 
231.287
 
-42,21
T.Nga
Nguồn: Vinanet

Nguồn: Vinanet