- Những kênh phân phối và bán hàng

Các công ty hoạt động ở các quốc gia khác đã quen với việc bán hàng thông qua các kênh phân phối rõ  ràng, sự cạnh tranh gay gắt và ngân sách chi cho quảng cáo lớn. Các công ty của Nga không có các kênh phân phối ổn định, cạnh tranh không bài bản, lành mạnh, và hình thức tiếp thị chủ yếu “bằng lời”. Mặc dù các tập đoàn Nga đã áp dụng việc bán hàng bằng cách mở nhiều cửa hàng lớn kiểu phương tây ở các thành phố quan trọng nhưng phần lớn công việc bán hàng ở các vùng ngoài Maxcova và St Peterburg vẩn sử dụng các kênh phân phân phối cổ điển thông qua các Kiot bán lẻ và chợ. Do đó cách tốt nhất để phân phối hàng hoá ở Nga là sử dụng linh hoạt và kết hợp đồng thời cả 2 phương pháp phân phối tuỳ theo tình hình cụ thể.

- Quảng cáo và các hoạt động xúc tiến thương mại

Tivi, đài, tranh ảnh và tờ rơi có mặt khắp nơi  ở Nga. Hầu như tất cả các hãng quảng cáo nổI tiếng trên thế giới đều có mặt tại Nga. Những hãng quảng cáo trong nước cũng đang mọc lên và khả năng chuyên nghiệp hoá cũng đang được cải thiện. Các quy định về quảng cáo của Nga không được thoáng lắm và cho đến năm 2000 những chi phí quảng cáo vẫn chưa được khấu trừ vào chi phí khi tính thuế. Những thay đổi về luật thuế dự định chi phí quảng cáo phải chịu khoảng 5% tổng chi phí trước thuế và được áp dụng vào năm 2001.

- Phương tiện quảng cáo bằng ấn phẩm

Có  rất nhiều cơ hội để tiếp cận khách hàng thông qua phương tiện quảng cáo bằng ấn phẩm ở Nga. Đất nước có nhiều nhà xuất bản lớn chuyên về in quảng cáo và báo thương mại hàng ngày bằng tiếng Nga đã tạo những cơ hộI tốt cho việc tiếp thị. Nga cũng có những loạI báo và tạp chí quảng cáo riêng. Ở Maxcơva và St.Petersburg có báo hàng tuần in bằng tiếng Đức và tiếng Anh là phương tiện quảng cáo rất hữu hiệu cho những doanh nghiệp nước ngoài và những cộng đồng chính phủ. Ở những khu có nhiều người Việt sinh sống cũng có các ấn phẩm báo chí bằng tiếng Việt phục vụ cộng đồng người Việt ở Nga và các nước Đông Âu lân cận.

- Triển lãm thương mại

Đây là một trong những cách tốt nhất cho một công ty gia nhập vào thị trường Nga, dễ dàng tiếp xúc với khách hàng và những nhà phân phối. Các công ty nước ngoài nên tham gia triển lãm tại các cuộc triển lãm thương mại của Nga. Những nhà đại diện của các nước láng giềng và các xí nghiệp quốc doanh từ các vùng xa xôi thường tập trung triển lãm tại các thành phố lớn để giới thiệu và bán hàng hoá.

- Tiếp thị trực tiếp và thương mại điện tử

Ở những thành phố của Nga, hình thức tiếp thị qua điện thoại và fax để giao dịch với khách hàng rất phổ biến nhưng không được hiệu quả lắm. Ngược lại việc tiếp thị trực tiếp bao giờ cũng mang lại hiệu quả hơn, nhất là đối với các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và hàng mỹ phẩm. Tuy nhiên còn có rất nhiều kênh tiếp thị trực tiếp như qua catolog, thương mại điện tử, e-mail vẫn chưa phát huy được hết tính ưu việt của nó. Nhiều nhà xuất nhập chỉ gửi hàng hoá khi khách hàng đã trả tiền đặt cọc. Số khách hàng có thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đang tăng lên nhanh chóng. Mặc dù phương thức thanh toán dùng thẻ đang được mở rộng nhưng sự khan hiếm của nó vẫn còn làm hạn chế hiệu quả của thương mại điện tử. Tuy nhiên việc bán hàng thông qua những hình thức này sẽ đầy triển vọng trong những năm tới vì chúng không cần thông qua các kênh phân phối bán lẻ và chi phí thấp hơn.

- Dịch vụ hậu mãi

Dịch vụ hậu mãi tốt, chỉ dẫn tận tình và hỗ  trợ khách hàng là ưu thế của các công ty nước ngoài khi gia nhập vào thị trường Nga. Đối với những mặt hàng có giá trị thấp, người Nga có thói quen mua với số lượng nhiều để dự trữ. Bên cạnh đó người mua những thiết bị máy móc có công nghệ cao thường muốn biết cách sử dụng các thiết bị này một cách có hiểu biết khi họ chưa bao giờ sử dụng chúng. 

Nguồn: Internet